Lũ uy hiếp Làng cá lóc giống lớn nhất miền Tây

Ấp Mỹ Quí và Mỹ An (xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang) được gọi là “làng cá lóc giống” bởi nơi đây tập trung hàng trăm hộ ương nuôi.

Lũ uy hiếp Làng cá lóc giống lớn nhất miền Tây
Người dân kéo cá giống để chạy lũ.

Khoảng 10 ngày nay, tất cả như ngồi trên lửa vì diện tích ao nuôi bị nước lũ uy hiếp. 


Mất ăn mất ngủ vì nước lũ lên nhanh.

Mới đây, Báo CATP nhận được đơn cầu cứu của hơn 40 hộ dân ở ấp Mỹ Quí, xã Mỹ Phú. Trong đơn người dân trình bày: Chúng tôi là những nông dân đang trực tiếp nuôi cá lóc giống, từ lúc nuôi cá đến nay đời sống phát triển rõ nét, thoát nghèo. Thế nhưng, những ngày gần đây do triều cường và nước từ các hầm cá tra xả ra gây ngập toàn bộ diện tích nuôi cá, cây ăn trái. Do vậy, người dân đã có đề xuất với hợp tác xã (HTX), UBND xã Mỹ Phú để đóng góp kinh phí tháo nước nhằm hạn chế thiệt hại.

Tuy nhiên đến nay UBND không có mời người dân họp bàn về sự việc trên khiến nhiều gia đình mất ăn mất ngủ vì bao nhiêu tiền của sắp trôi theo dòng nước. Người dân cho rằng, tài sản mất trắng vậy họ sẽ sống sa sao?

Ngồi trong nhà với vẻ mặt buồn bã, ông Lê Văn Ngao (61 tuổi, ngụ ấp Mỹ Quí) nuôi 70 học (ô) cá giống trên diện tích 2 công đất cho biết: “Đầu năm, chúng tôi thỏa thuận với HTX bơm 3 vụ, với mức giá 100 ngàn đồng/công bởi đây là khu vực trong vùng đê bao. Tuy nhiên đến nay đơn vị này chẳng chịu bơm rút nước để người dân tiếp tục sản xuất.

Việc bỏ ngang giữa chừng khiến bà con sẽ rất nhiều thiệt hại. Diện tích trên gia đình chỉ cần đợi thêm 20 ngày nữa sẽ thu hoạch 300kg cá giống, bán với giá 300 ngàn đồng/kg nhưng nếu không bơm nước coi như mất trắng”.


Người dân đắp đê để hạn chế nước lũ tràn vào.

Tương tự có 32 hộc cá lóc giống, ông Lê Văn Thuận than vãn: “Nếu không bơm vài ngày nữa nước sẽ ngập và lượng cá giống sẽ đi hết. Thay vì bơm 100 ngàn đồng/công nay người dân đồng ý với mức giá 500 ngàn đồng nhưng HTX vẫn không chấp nhận mà cứ than lỗ. Nếu đơn vị này rút nước thời điểm này vụ đông xuân sẽ nhẹ bơm hơn rất nhiều. Nhìn số cá trong ao sắp bị thiệt hại gia đình mất ăn mất ngủ vì bao nhiêu vốn liếng đã dồn hết vào đấy”.

Những hộ có đất sản xuất đã khó khăn còn những hộ thuê mướn còn khổ hơn vì phải vay nợ. Bà Trần Thị Chi (57 tuổi) cho hay: “Để có tiền cho con cái học hành gia đình đi thuê 3 công đất, với giá 21 triệu đồng/năm nuôi cá. Cá để bán được phải ương nuôi trong 1 tháng, trong khi đó hiện khu vực này đa số chỉ từ 10 – 13 ngày. Vợ chồng hiện rất lo lắng vì nếu không bơm rút nước không cách nào cứu số cá giống trong ao, lấy tiền trả nợ”.

HTX "bỏ chạy" vì nợ tiền điện

14 giờ chiều, phóng viên có mặt tại kênh Bộ Đội thấy người dân hết sức hối hả kéo lưới, bơm nước, dùng xe chở để di dời số cá trong ao; phía xa là những chiếc máy ko-be hì hục được thuê để gia cố đê bao. Đang bơm nước trong các hộc thu hoạch cá, anh La Văn Đen cho biết: “Giờ nước ngập rồi chỉ còn cách đưa số cá nuôi trong 80 hộc này dời qua bên sông để hạn chế thiệt hại bởi khu vực đó có bơm rút. Không đủ chỗ di dời hôm qua tôi bán tháo mấy chục học chỉ đủ vốn, còn các hộc này cá mới 13 ngày không ai mua”.

Sử dụng lưới để kéo số cá giống trong ao, anh Dương Lâm Tuấn (ngụ ấp Mỹ An) có 2 công đất nuôi cá cho biết: “Nước ngập khu vực nuôi cá đã 1 tuần lễ rồi và đang tiếp tục dâng thêm. Đối với khu vực ngập cá đi hết luôn, còn nếu ai kịp di chuyển thiệt hại 40% vì chết, sót lại trong ao. Việc di dời để vớt vát lại phần nào chi phí chứ các hộ nuôi sẽ thua lỗ nặng”.

Nhận định về tình hình nước lũ, anh Trương Phú Vĩnh có 7 công đất nuôi cá và 3 công cam cạnh mương Bộ Đội cho hay: “Giờ mạnh ai làm đê để bảo vệ số cá nuôi chứ địa phương không đứng ra tổ chức họp dân tháo nước. Khu vực này nếu không bơm nước sẽ còn dâng lên cao cả mét nước nữa, lúc đó thiệt hại không hề nhỏ. Tôi đã đầu tư 50 triệu đồng mà giờ cá bán chẳng được mà di dời cũng chẳng xong”.


Cá giống quá nhỏ người dân muốn bán sớm cũng không được.

Theo thống kê, toàn xã Mỹ Phú có 215 hộ nuôi cá lóc giống, với diện tích gần 80ha. Ông Nguyễn Duy Phương – Phó chủ tịch UBND xã Mỹ Phú, cho biết: “Xã đã làm việc 5 lần với HTX nông nghiệp Phú Thuận. Tuy nhiên phía HTX cho biết đang gặp nhiều khó khăn vì nông dân trồng lúa nợ tiền trong khi số tiền họ nợ bên điện lực Châu Phú khoảng 300 triệu đồng. Do vậy phía bên điện lực đã cắt điện dẫn đến không thể bơm rút nước được. Phía HTX cho rằng nếu bơm với diện tích 1.500 héc-ta số tiền rất lớn nông dân đóng không nổi (!)”.

Theo lời ông Phương, theo kế hoạch khu vực trên vẫn được xuống giống lúa 3 vụ nhưng do hệ thống đê bao không đảm bảo địa phương đã cắt vụ. Do vậy diện tích hoa màu, cây ăn trái và nuôi cá bị ảnh hưởng khoảng trên 750 héc-ta, trong đó riêng nuôi cá trên 60 héc-ta.

“Ngoài việc ngưng phục vụ vụ thu đông, HTX Phú Thuận còn xin ngưng cả vụ đông xuân sớm sắp tới. Ngày mai, địa phương tiếp tục mời HTX đến để tháo gỡ khó khăn cho nông dân”, ông Phương cho biết thêm.

Báo CATPHCM
Đăng ngày 04/10/2018
Nguyễn Nhân
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 17:24 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 17:24 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 17:24 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 17:24 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:24 19/11/2024
Some text some message..