Lựa chọn mới về mô hình nuôi tôm Thẻ chân trắng

Một mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng mới với tên gọi Seft-sustaining Biofloc Model (mô hình Biofloc tự duy trì) hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành nuôi tôm công nghiệp ở nước Mỹ.

Lựa chọn mới về mô hình nuôi tôm Thẻ chân trắng
Mô hình Biofloc mới được kỳ vọng sẽ mang lại đột phá mới cho ngành nuôi tôm. Nguồn: Internet

Đối với người nuôi tôm, băn khoăn lớn nhất làm sao biết được chính xác thời điểm thu hoạch tôm, để tôm nuôi đạt được năng suất cao nhất. Băn khoăn này gần đây đã được giải đáp bằng một mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng mới với tên gọi Seft-sustaining Biofloc Model (mô hình Biofloc tự duy trì).

Biofloc tự duy trì là gì?

Tương tự mô hình Biofloc, mô hình mới này vận hành dựa trên 3 yếu tố chính: tôm, Tảo và cộng đồng vi sinh. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là mô hình này sẽ được ứng dụng trong một chu trình nuôi khép kín từ giai đoạn ương ấu trùng, giai đoạn giống cho đến nuôi tôm thành phẩm. Điều này sẽ mang lại 3 lợi ích to lớn:

  1. Giám sát chặt chẽ chất lượng tôm nuôi, từ ấu trùng cho đến thành phẩm hạn chế tối đa rủi ro dịch bệnh từ nguồn con giống không tốt.
  2. Hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, bằng việc tối thiểu lượng nước sạch sử dụng trong quá trình nuôi, đồng thời cũng hạn chế lượng nước thải thải ra môi trường.
  3. Giảm chi phí sản xuất vì tôm sẽ sử dụng tảo và hệ vi sinh được tạo ra khép kín trong qua trình nuôi, nhờ đó sẽ giảm chi phí sử dụng bột cá cũng như các chất hóa học để xử lý môi trường nước.

Ngoài ra, ưu điểm quan trong nhất của mô hình nuôi này đó là sử dụng thuật toán để tính toán chính xác thời điểm thu hoạch tôm nuôi đạt năng suất tối đa.

Thí nghiệm xác định tần suất thu hoạch

 Trong điều kiện phòng thí nghiệm, tôm trưởng thành (1000 con) + tôm đã ở giai đoạn gần thu hoạch(100 con) được bố trí vào các bể, tôm sử dung tảo và vi sinh để phát triển. Thời gian thí nghiệm trong vòng 500 ngày.Tôm sẽ được thu hoạch ở 10 thời điểm khác nhau:

Số lần thu hoạch

Thời điểm

1

1 ngày/lần

2

2 ngày/lần

3

3 ngày/lần

4

6 ngày/lần

5

10 ngày/lần

6

15 ngày/lần

7

20 ngày/lần

8

30 ngày/lần

9

50 ngày/lần

10

100 ngày/lần


Kết quả thí nghiệm cho thấy có 2 thời điểm thu hoạch tôm giúp đạt năng suất tối đa là 2 ngày/ lần và 10 ngày/lần.

Đối với thời điểm 2 ngày/lần, với tỉ lệ phần trăm tôm được thu sẽ được tăng lên qua mỗi lần thu mẫu(12 lần thu) như sau: 10%, 20%, 30%, 40%, 50%, 60%, 70%, 80%,81.5%, 83%, 90%, 95%. Tương ứng với từng phần trăm ta sẽ có số lượng tôm thu hoạch được. Trong thí nghiệm này, năng suất tôm đạt cao nhất là 81.5% (5.7547 triệu con).

Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch này lại khó áp dụng vào thực tế sản xuất, vì khoảng cách thời gian quá ngắn sẽ gây khó khăn cho khâu thu hoạch và vận chuyển tôm.

Phần trăm tôm được thu hoạch 2 ngày/lần

Tổng lượng tôm thu hoạch (Millions)

10%

2.1752

20%

3.5118

30%

4.507

40%

5.0532

50%

5.4273

60%

5.6295

70%

5.7182

80%

5.7537

81.50%

5.7547

83%

5.7537

90%

5.7298

95%

5.7096


Đối với thời điểm 10 ngày/lần, ta sẽ thu tôm với tỉ lệ phần trăm tăng dần (7 lần thu) như sau: 50%, 70%, 90%, 95%, 97%, 98%, 99%.  Năng suất tối ưu của tôm đạt 98% (3.062 triệu con).

Đây cũng là thời điểm phù hợp khi ứng dụng vào sản xuất trong thực tế, vì người nuôi sẽ có thời gian chuẩn bị cho việc thu hoạch tốt hơn.

Phần trăm tôm được thu hoạch 10 ngày/lần

Tổng lượng tôm thu hoạch (Millions)

50%

1.965

70%

2.525

90%

2.925

95%

3.004

97%

3.023

98%

3.062

99%

3.061


Kết Luận:

Đây là một mô hình nuôi tôm theo chu trình khép kín, giúp chất lượng tôm nuôi được kiểm soát chặt chẽ và đáp ứng được yêu cầu của truy xuất nguồn gốc trên thị trường. Quan trọng hơn, chúng ta có thể biết được chính xác thời điểm thu hoạch để tối ưu năng suất nhằm tối đa hóa lợi nhuận của người nuôi.

Xem báo cáo đầy đủ tại:  Omicsonline

Đăng ngày 17/01/2018
AN LÊ Lược dịch
Kỹ thuật

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 10:15 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 09:52 05/02/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 07:40 06/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 07:40 06/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 07:40 06/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 07:40 06/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 07:40 06/02/2025
Some text some message..