Lươn đồng, cá rô quá lứa, nông dân mỏi mòn đợi bán

Thời gian qua, ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến việc tiêu thụ một số nông sản, gây khó khăn cho đời sống nông dân. Tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), nhiều hộ nuôi trồng thủy sản như lươn, cá rô, ếch đang tìm cách “sống chung” với dịch bệnh để duy trì sản xuất.

nông dân mùa dịch
Ông Nguyễn Thanh Hải, thành viên Tổ hợp tác nuôi lươn ấp Võ Thành Nguyên, xã Ngọc Chúc (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) bên bồn lươn của gia đình. Ảnh: An Lâm.

Ếch, cá rô đầu vuông quá lứa

Theo Trạm Khuyến nông huyện Giồng Riềng, hiện toàn huyện có hơn 2.700ha cá nuôi ao và nuôi trên ruộng lúa, 4.960 vèo cá, 964 bồn lươn và hơn 260 ngàn con ba ba, cua đinh, rắn ri voi, ếch... Trái ngược với thịt heo được ưa chuộng tiêu dùng trong thời gian giãn cách, nhiều loại thủy sản tại Giồng Riềng bị ứ đọng, giá giảm mạnh và khó bán.

Gia đình anh Nguyễn Tấn Đầy (ngụ ấp Đồng Tràm, xã Long Thạnh) hiện có 600kg ếch thương phẩm đến kỳ xuất bán nhưng chưa có nơi tiêu thụ. "Hiện mỗi ngày tôi cần 5kg thức ăn tương đương 90 ngàn đồng để cho ếch ăn. Suốt 3 tháng nuôi tiền đầu tư con giống, thức ăn công nghiệp hơn 20 triệu đồng", anh Đầy cho biết.

Trước tình hình này, anh đã nhờ Hội Nông dân xã Long Thạnh đăng thông tin lên mạng xã hội để tiêu thụ ếch, hy vọng sẽ có nhiều người xem và tìm đến thu mua.

Theo anh Đầy, hiện ếch của gia đình anh được bán giá 40 ngàn đồng/kg, thấp hơn trước dịch 10 ngàn đồng/kg, tính ra chỉ huề vốn nhưng chưa có ai mua. Anh đành cho ăn cầm chừng chờ hết giãn cách.

Ếch là loại thực phẩm nhiều giá trị dinh dưỡng, thường được tiêu thụ trong các nhà hàng, quán ăn. Vào thời gian giãn cách xã hội, tất cả các quán ăn, nhà hàng đều ngừng hoạt động. Vì vậy, với số lượng nhân khẩu tại xã Long Thạnh khó mà tiêu thụ hết lượng ếch thương phẩm.

nuôi thủy sản mùa dịch
Cán bộ Hội Nông dân tỉnh tham quan mô hình nuôi lươn trong bể bạt của Tổ hợp tác nuôi lươn ấp Võ Thành Nguyên, xã Ngọc Chúc (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang). Ảnh: An Lâm.

Cũng đồng cảnh ngộ vật nuôi đến lứa vẫn chưa bán được, ông Võ Văn Thiên, ngụ áp Nguyễn Văn Thới, xã Thạnh Lộc chưa bán được 20 tấn cá rô đầu vuông. Ông Thiên đã cố gắng kêu gọi thương lái, tuy chốt được giá 29.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so trước khi có dịch nhưng cũng nhận được câu trả lời là "đợi".

Theo ông Thiên, cá rô nuôi 5 tháng đã có thể xuất bán nhưng nay đã 6 tháng ông vẫn chưa cất ao bán được. Trước tình hình đó, ông Thiên đành giảm lượng thức ăn hàng ngày để cá không quá lớn. Ngoài 20 tấn cá đã quá lứa thì khoảng 20 ngày tới 40 tấn cá rô trong ao thứ hai cũng tới ngày thu hoạch.

"Hai ao nuôi mỗi ngày cho ăn 20 triệu đồng tiền thức ăn. Từ khi bắt đầu nuôi đến giờ hai ao cá này tôi đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Hôm qua có một vựa cá tại Hậu Giang cho hay sẽ qua thu mua sau khi xin được giấy phép xác nhận đi lại vận chuyển hàng hóa, gia đình cũng bớt lo. UBND xã cũng cho hay nếu thu hoạch cá bán sẽ có bộ đội xuống giúp thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, gia đình tôi mừng lắm", ông Thiên chia sẻ.

Giảm, thay thức ăn để duy trì sản xuất

Trong bảng thống kê 29 danh mục mặt hàng nông sản cần tìm đầu ra của UBND huyện Giồng Riềng thì có đến 7 hộ nuôi lươn thương phẩm thuộc các xã Ngọc Thuận, Ngọc Hòa, Thạnh Hòa đến kỳ xuất bán với sản lượng hơn 8,5 tấn.

Ông Nguyễn Thanh Hải, thành viên Tổ hợp tác nuôi lươn ấp Võ Thành Nguyên, xã Ngọc Chúc cho biết, gần 1 tháng nay ông như ngồi trên đống lửa vì còn hơn 4 tấn lươn thương phẩm đến kỳ xuất bán nhưng chưa bán được.

Dù ông đã ký hợp đồng với doanh nghiệp tiêu thụ nhưng do không đi lại được, doanh nghiệp hẹn hết giãn cách sẽ thu mua. Hiện giá lươn thương phẩm đang ở mức 140 ngàn đồng/kg, giảm 35 ngàn đồng/kg so với trước khi giãn cách.

Toàn Tổ hợp tác nuôi lươn ấp Võ Thành Nguyên hiện có hơn 7 tấn lươn thương phẩm của 6 hộ nuôi đã tới kỳ xuất bán.

Ông Hải cho hay: "Để cầm cự bầy lươn, tôi và các hộ thành viên trong tổ hợp tác cho lươn ăn giảm cử để đợi ngày xuất bán lươn không quá lớn, đến khi bán cũng được giá hơn. Trước thì 2 ngày cho lươn ăn 1 bao thức ăn công nghiệp 25kg thì nay 3 ngày mới cho ăn một lần. Loại thức ăn chuyên dụng cho lươn cũng được tôi tìm loại khác có thành phần dinh dưỡng tương tự, có thể mua tại huyện để thay thế vì không thể qua TP.Cần Thơ mua như hồi chưa có dịch. Đây là cách tốt nhất để duy trì sản xuất lúc này".

Thế giới & Tiếp thị
Đăng ngày 28/09/2021
Chúc Ly - An Lâm
Nông thôn

Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
• 19:55 28/01/2022

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 21:24 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 21:24 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 21:24 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 21:24 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 21:24 18/04/2024