Luồng lạch bị bồi lắng, nhiều tàu cá mắc cạn

Luồng lạch ra vào cảng cá Lạch Bạng (nằm trên địa bàn xã Hải Bình, H.Tĩnh Gia, Thanh Hóa) bị bồi lắng, khiến nhiều tàu cá thường xuyên mắc cạn, gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân.

tau ca mac can
Một tàu cá của ngư dân xã Hải Bình bị mắc cạn vào sáng 24.4 đang tìm cách thoát ra khơi khi thủy triều lên Ảnh: Ngọc Minh

Cảng cá Lạch Bạng được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2013 với tổng vốn đầu tư trên 600 tỉ đồng. Đây là cảng hậu cần nghề cá lớn nhất Thanh Hóa, được quy hoạch trên diện tích hơn 44 ha, với nhiều hạng mục công trình đồng bộ, có khả năng phục vụ hậu cần cho khoảng 800 phương tiện nghề cá ra vào cảng mỗi ngày.

Cảng Lạch Bạng không chỉ là nơi neo đậu của tàu cá của H.Tĩnh Gia mà còn phục vụ nhiều tàu cá của các tỉnh khác vào neo đậu, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, theo số liệu của Công ty CP Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa, hiện tình trạng bồi lắng luồng ra vào cảng Lạch Bạng đang diễn ra rất nghiêm trọng, tốc độ bồi lắng ngày một nhanh do luồng cạn. Cụ thể, trên một đoạn dài gần 1 km (luồng rộng 30 m) cát và bùn đất đã bồi lắng, có nơi lên đến 3,45 m. Ước tính khối lượng bùn, cát phải nạo vét lên tới trên 50.000 mét khối.

Ông Vũ Văn Việt, chủ một tàu cá có công suất 450 CV tại xã Hải Bình cho biết, luồng lạch bị bồi lắng, ngư dân không thể chủ động trong việc ra vào cảng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh bắt, thu mua hải sản của bà con. “Chúng tôi phải đợi thủy triều lên lớn mới dám cho tàu bè ra vào cảng. Nhiều tàu lớn, chở đầy hải sản không dám vào cảng sau hàng tuần lênh đênh trên biển, mà phải đậu ngoài xa, sau đó mượn thuyền nhỏ chuyên chở sản phẩm vào bờ, rất vất vả và tốn kém”, ông Việt nói.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Chi, Chủ tịch UBND xã Hải Bình cho biết, trong năm 2015, có hàng chục tàu thuyền của ngư dân bị mắc cạn, trong đó nhiều tàu bị thủng đáy, vỡ mạn, gây thiệt hại cho bà con ngư dân. Chỉ từ đầu năm 2016 đến nay đã có hơn 20 tàu bị mắc cạn, trong đó có 6 tàu bị thủng đáy, vỡ mạn, phải thuê tàu trục vớt vào bờ sửa chữa, gây thiệt hại từ 1 - 2,5 tỉ đồng/tàu. Luồng lạch bị bồi lắng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá ở cảng cá Lạch Bạng. Các tàu thu mua ở các tỉnh bạn không dám ra vào cảng, dẫn tới một số nhà máy chế biến tinh bột cá trên địa bàn bị thiếu nguyên liệu, nhiều công nhân phải nghỉ việc.

“Chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cắm phao cảnh báo nguy hiểm cho ngư dân. Những hôm trời yên, biển lặng thì không sao, nhưng khi biển động, thời tiết xấu là nhiều tàu cá lại bị mắc cạn vì đi chệch phao tiêu. Rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng nạo vét luồng lạch để ngư dân yên tâm ra vào cảng”, ông Chi kiến nghị.

Báo Thanh Niên, 29/04/2016
Đăng ngày 30/04/2016
Ngọc Minh
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:06 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:06 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:06 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:06 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:06 27/11/2024
Some text some message..