Lượng tồn dư hóa chất công nghiệp trong thịt cá ngày càng cao

Ngày nay, môi trường ngày càng ô nhiễm khiến cá nuôi hay cá được đánh bắt đều nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại và gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

hóa chất độc hại trong cá
Con người khó tránh khỏi các hóa chất độc hại trong cá khi mà môi trường ngày càng ô nhiễm. Ảnh minh họa

Lời cảnh báo trên được đưa ra từ một trong những chuyên gia về chất độc hóa học hàng đầu thế giới, Giáo sư Ming-Hưng Wong của Viện Giáo dục Hồng Kông sau khi xem xét các nghiên cứu khoa học về nạn ô nhiễm thực phẩm và số lượng bệnh nhân ở khu vực châu thổ sông Châu, miền Nam Trung Quốc.

"An toàn thực phẩm hiện nay là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn nhất trên thế giới và chất hóa học gây ô nhiễm thực phẩm là một trong những mối quan tâm chính của toàn cầu. Công nghiệp hóa nhanh chóng diễn ra ở khắp nơi trên thế giới khiến nước sông bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt có chứa kim loại nặng như arsenic, cadmium và thủy ngân và hydrocarbon".

Các hóa chất độc hại như arsenic, cadmium và thủy ngân và hydrocarbon sẽ nhiễm vào trong cá và trở thành nguồn gốc gây ngộ độc ở người tiêu dùng. Đồng thời chuỗi hóa học độc hại như thủy ngân được sản sinh bởi quá trình đốt than sẽ tích tụ thành các trầm tích bên dưới các bè nuôi cá và sau đó được biến đổi bởi vi khuẩn sunfua thành thủy ngân hữu cơ nhiễm vào cá, tạo thành hợp chất vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Giáo sư Wong cho biết các nhà khoa học đang tìm kiếm các dấu hiệu sức khỏe của những người ăn nhiều cá. Ví dụ trẻ em tại Hồng Kông (khu vực có tốc độ công nghiệp hóa cao của thế giới) có nồng độ thủy ngân cao trong tóc của họ. Các nhà khoa học khác của Trung Quốc cũng báo cáo rằng những trẻ em mắc bệnh tự kỷ sống ở ven biển có hàm lượng chất độc hóa học như thủy ngân và cadmium rất cao. Trẻ em sống sâu trong đất liền, ngược lại, có mức độ asen và chì cap do ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp ở cây lương thực và chăn nuôi.

Con người khó tránh khỏi các hóa chất độc hại trong cá khi mà môi trường ngày càng ô nhiễm

Nghiên cứu được tiến hành với sự giúp đỡ của Hội Chữ thập đỏ Hồng Kông cho thấy rằng công chúng Hồng Kông có mức thủy ngân trong máu cao do người dân ở đây rất thích các món ăn từ hải sản. Cư dân của làng chài nuôi cá có hàm lượng thủy ngân cao trong mái tóc, điều này phản ánh mức độ của họ tiêu thụ hải sản. Phụ nữ bị ung thư tử cung có nồng độ cao các chất ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng trong các mô mỡ đều có sở thích ăn hải sản.

Trước đó, một nghiên cứu mới của Viện nghiên cứu Đa dạng sinh học ở Maine (Mỹ) cho thấy rằng 84% số lượng cá hiện nay đều nhiễm hàm lượng thủy ngân vượt mức cho phép. Điều này đặt ra một nguy cơ nghiêm trọng với sức khỏe cho con người.

Theo đó, ăn cá là cách để nhiễm độc thủy ngân nhanh nhất. Cá ngừ và cá kiếm có chứa lượng thủy ngân lớn nhất, có thể gây tổn hại vĩnh viễn tới não và thận. Bởi vì ô nhiễm thủy ngân diễn ra trên toàn cầu, không có quốc gia nào có thể tránh được sự thật này.

Thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân lớn.

VietQ, 20/09/2015
Đăng ngày 21/09/2015
Thái Hà
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 22:43 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 22:43 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 22:43 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 22:43 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 22:43 26/11/2024
Some text some message..