Lưu ý khi nuôi ghép cá trắm với cá rô phi trong lồng ở vùng đầm phá

Để giúp việc nuôi ghép cá trắm cỏ và rô phi bằng lồng thành công người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

Lưu ý khi nuôi ghép cá trắm với cá rô phi trong lồng ở vùng đầm phá
Nuôi ghép cá trắm và cá rô phi tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

- Nơi đặt lồng nên chọn nơi có nguồn nước thông thoáng, sạch sẽ, không bị nhiễm phèn, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp...

- Chọn cá giống đồng đều kích cỡ, khoẻ mạnh không xây xát, không mất nhớt, không dị tật, bơi lội nhanh nhẹn. 

- Nguồn giống để thả nuôi nên là nguồn giống được ương tại vùng đầm phá để đảm bảo con giống thích nghi với điều kiện môi trường vùng nuôi, vận chuyển gần ít bị xây xát do đó tỉ lệ sống sẽ cao hơn. 

- Người nuôi nên bố trí lồng ương tại khu vực nuôi, ương cá giống cỡ nhỏ để giảm chi phí đầu tư con giống. Khi cá lớn lên sẽ phân đàn lọc cá để sang mật độ và đưa sang các lồng nuôi lớn hơn để nuôi thương phẩm.

- Vì nuôi ở vùng nước tĩnh ở đầm phá nên người nuôi cần nuôi với mật độ thấp, cá trắm cỏ (cỡ giống thả 1kg/con) nên thả với mật độ 1 – 2 con/m2. Thả thêm cá rô phi cỡ 6 – 8 cm với mật độ 2 – 3 con/m2 để cá rô phi dọn sạch thức ăn dư thừa, chất thải của cá trắm làm cho môi trường lồng sạch hơn.

- Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc buổi chiều, tốt nhất: buổi sáng:  6 - 8 giờ, buổi chiều: 17 - 18 giờ. Tránh thả cá vào giữa trưa, trời sắp mưa và những ngày mưa lớn kéo dài.

- Cho ăn:

+ Đối với cá trắm cỏ: sử dụng thức ăn là nguồn rong tự nhiên có sẵn trong đầm phá, nếu không đủ rong cần cắt thêm cỏ hoặc trồng cỏ để cung cấp thức ăn. Nên cho cá trắm cỏ ăn hằng ngày, thức ăn phải đảm bảo lượng 30 – 40 kg/100 kg cá (30 – 40% trọng lượng cá/ngày) cá mới nhanh lớn.

+ Đối với cá rô phi:chủ yếu sử dụng thức ăn từ nguồn phân thải của cá trắm cỏ và thức ăn dư thừa nhằm làm sạch môi trường lồng nuôi.

+ Cho ăn theo nguyên tắc 3 xem, 4 định; 3 xem: xem khí hậu thời tiết, xem màu nước, xem tình trạng sức khỏe của cá; 4 định: định số lượng, định chất lượng, định thời gian và định địa điểm.

- Trước khi thả và sau một đợt thu hoạch: Đem lồng lên cạn, dùng vôi quét mặt trong và ngoài lồng, phơi khô 1 – 2 ngày

- Trong quá trình nuôi, định kỳ mỗi tuần 2 lần vệ sinh, cọ rửa các tạp chất bám ở trong và ngoài lồng.

- Hàng ngày cho cá ăn thức ăn sạch, trước khi cho ăn vớt bỏ thức ăn thừa trong lồng.

- Treo túi vôi (2 – 3kg/túi) đầu nguồn nước để làm sạch nguồn nước và phòng bệnh cho cá. Định kỳ 7 – 10 ngày, hoà tan 2 –3 kg vôi  tạt trong lồng và khu vực nuôi để phòng bệnh cho cá, làm sạch môi trường

- Dùng lá xoan bó thành từng bó (2-4 kg/bó), treo 4 bó ở góc lồng để phòng bệnh cho cá. Sau 7 – 10 ngày thay các bó khác.

- Thường xuyên kiểm tra lưới lồng, cọc tre, miệng lưới để xem lưới có bị rách hay không tránh trường hợp thất thoát cá.

TTKN Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 27/12/2018
Nguyễn Thanh Tuấn
Kỹ thuật

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 10:42 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 11:20 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:00 16/02/2025

Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức khỏe và năng suất tôm thẻ

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm thẻ chân trắng. Nếu mật độ nuôi không hợp lý, tôm có thể bị suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ dịch bệnh và giảm năng suất. Do đó, người nuôi cần hiểu rõ mối quan hệ giữa mật độ thả nuôi và các yếu tố môi trường để đưa ra phương án nuôi hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 14:10 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 14:10 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 14:10 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 14:10 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 14:10 18/02/2025
Some text some message..