Lưu ý về nguồn nước để ương cá giống hiệu quả

Nguồn nước đảm nhiệm vai trò quản lý mọi hoạt động của nghề nuôi cá, đặc biệt là trong ương cá giống nguồn nước phải đảm bảo được nhiều điều kiện khác nhau để hỗ trợ cá sinh trưởng và phát triển tốt.

Nguồn nước
Chất lượng nước là một trong các yếu tố ảnh hưởng quyết định kết quả sau một vụ nuôi. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Chất lượng nước 

Là yếu tố tác động trực tiếp đến tỷ lệ sống của cá, nhất là thời điểm đầu khi thả cá bột ương nuôi. Chất lượng môi trường nước không phù hợp hay cá bột không được thuần hóa với môi trường nước nuôi khi thả cá có thể gây chết cá trực tiếp cũng như sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển sau này của cá. 

Các yếu tố chất lượng nước trong ao nuôi ương cá giống phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về hàm lượng ôxy hòa tan (> 4 mg/l), pH (6,5 – 8,5) hay nhiệt độ nước (thích hợp khoảng 22 – 30 ºC), màu nước (phải có màu xanh nõn chuối), độ trong (từ 20 – 30 cm),... Bên cạnh đó là sự có mặt của các chất NO2 ( < 0,05 mg/l), NH3 (< 0,09 mg/l) và H2S (< 0,02 mg/l). 

Đảm bảo tốt các yếu tố 

Yếu tố hóa học: Không có các yếu tố độc hại đối với cá, chẳng hạn như các yếu tố độc hại dạng khí, có thể là dạng rắn hoặc muối hòa tan trong các kim loại nặng, yếu tố phóng xạ, thuốc trừ sâu và diệt cỏ, kể cả độ pH, hạn lượng Cl, SO4, Fe tổng cộng, lượng tiêu hao ôxy và các hợp chất khác có trong nước thải công nghiệp… 

Yếu tố sinh vật học: Nguồn nước tốt để nuôi cá là nguồn nước đã phát triển phong phú khu hệ thủy sinh vật (cung cấp thức ăn tốt cho cá) hạn chế và phòng trừ được các địch hại, không cho các ký sinh trùng gây bệnh cho cá lẫn trong nước. 

Yếu tố dinh dưỡng: các chất vi lượng như N, P, K,…cũng cần có trong nước ao hồ với những hàm lượng thích hợp đảm bảo cá và các thủy sinh vật khác sinh sản, phát triển bình thường. 

Yếu tố vật lý khác: Nước để ương nuôi cá giống cần phải có độ trong vừa phải. Do độ đục của nước phù sa và các kênh mương có nhiều hạt sét lơ lửng có thể làm suy giảm sự phát triển của tảo và các thủy sinh vật khác, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của cá,..Ngoài ra, cần cho nguồn nước tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp của mặt trời (nguồn cung cấp năng lượng cho năng suất sản xuất của ao hồ). 

Những lưu ý để có nguồn nước tốt 

Hồ cáCần chủ động trong hệ thống cấp thoát nước, nguồn nước cung cấp cho ao phải đảm bảo sạch, không ô nhiễm. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Về địa điểm đào ao ương cần phải ưu tiên gần nguồn nước sạch, tốt nhất là gần các nguồn nước tự nhiên (hồ, sông,..). Nếu sử dụng nước thủy lợi, nước nông giang… phải dự trữ lượng nước chủ động riêng để dùng khi cần thiết. Chủ động trong hệ thống cấp thoát nước, nguồn nước cung cấp cho ao phải đảm bảo sạch, không ô nhiễm. 

Kết hợp xây dựng các hệ thống tháp nước, bể lọc… để có nguồn nước sạch ương nuôi cá. Biện pháp đơn giản nhất là xây dựng hệ thống ao chứa nước có nuôi thả bèo hợp lý. Để đảm bảo nước ao nuôi luôn sạch sẽ bà con có thể nuôi thêm các loài tảo cỡ nhỏ với số lượng lớn, đặc biệt là loài trai nước ngọt (một con có khả năng lọc trung bình 12 lít nước mỗi ngày, có khi lên đến 60 - 70 lít).  

Lưu ý, trong các ao chứa nước không được bón phân, nhất là các nguồn phân hữu cơ. Hạn chế sử dụng các hóa chất xử lý độc hại, sử dụng các chế phẩm sinh học để duy trì và cải thiện chất lượng nước ao ương nuôi. 

Trong suốt quá trình nuôi cần theo dõi, quản lý các thông số môi trường nước của ao nuôi như nhiệt độ, pH, hàm lượng ôxy hòa tan,…được ổn định và nằm trong ngưỡng thích hợp.  Để đảm bảo chất lượng nước ương nuôi tốt cho cá cần làm tốt các khâu: cải tạo ao ương, xử lý nguồn nước cấp, gây màu nước và tạo thức ăn tự nhiên…Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường để xử lí và điều chỉnh cho thích hợp. 

Các chất thải của sinh hoạt và quá trình sản xuất như bọc nilon, thuốc, hóa chất… phải được bỏ vào thùng chứa rác, không được thải ra ao ở khu vực nuôi cá để không gây hại đến môi trường ao nuôi. Nước thải ra từ ao nuôi phải được xử lý trước khi thải ra sông để tránh làm ô nhiễm môi trường. 

Đăng ngày 28/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 22:00 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 22:00 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 22:00 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:00 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 22:00 15/11/2024
Some text some message..