Mắm tôm chà thơm đượm nắng ở Gò Công

Tên gọi mắm tôm chà xuất phát từ cách làm, đó là con tôm đem giã nhuyễn, chà lên tấm rây rồi lấy phần thịt làm thành mắm.

Mắm tôm chà thơm đượm nắng ở Gò Công
Những mẻ mắm phơi trong nhà kính. Ảnh: Hương Giang

Bà Huỳnh Thị Thậm (sinh năm 1958) đến nay đã là thế hệ thứ 3 trong nhà duy trì nghề làm mắm tôm chà ở thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Tên gọi mắm tôm chà xuất phát từ cách làm. Theo bà Thậm, con tôm mua về cắt bỏ mắt, đem ướp rượu, muối, đường, tỏi, ớt. Để một lúc, tôm ra nước thì cho vào máy xay thành chất lỏng rồi đem chà qua rây. Thịt tôm làm thành mắm tôm chà. Xác tôm còn lại đem trộn cùng con ruốc tạo ra mắm ruốc đặc trưng.


Bà Thậm (đứng thứ 2 từ trái sang) là thế hệ thứ 3 làm mắm tôm chà trong nhà. Ảnh: Hương Giang

Mỗi tháng được hai con nước là nước rằm với nước 30 mới có nguồn nguyên liệu để làm mắm tôm chà. Làm mắm tôm chà chỉ lựa loại tôm đất, tôm bạc đánh bắt từ sông. Tôm nuôi không có độ chắc, ngọt thịt như tôm tự nhiên, do đó sản lượng làm cũng ít.

Mỗi lần, bà chỉ làm 70 - 80kg nguyên liệu, tập trung làm mất khoảng 2 đến 3 ngày. Sau hai tuần ra được hơn trăm ký mắm, tiêu thụ hết cũng vừa lúc đến con nước tới lại bắt đầu làm nữa.

Bà Thậm học nghề từ bà ngoại. Bà kể, ngoại tôi là bà Hai (cơ sở hiện nay lấy tên bà ngoại là mắm Bà Hai). Trước kia chỉ làm ăn trong nhà và cho vài người bà con họ hàng ăn đỡ. Thấy mắm ngon, người nọ kể cho người kia mới thuyết phục gia đình bà làm bán. Ngoại truyền nghề cho má, rồi má tryền tới ba anh em bà Thậm, duy trì đến hôm nay. Bà Thậm trước công tác trong ngành y, chỉ phụ giúp, khi về hưu, bà mới chính thức làm.

Bà Thậm nhớ lại, lúc mấy chị em còn nhỏ xíu, nửa đêm phải thức dậy phụ ngoại, phụ má làm mắm. Những năm ấy chưa có máy xay, ba chị em phụ giã tôm, xay tôm bằng cối đá. Đi học về, vừa để cuốn tập học bài vừa xay tôm làm mắm. Nửa đêm 2 giờ sáng mà tôm sổ tới, vừa cắt vừa ngủ gục. Hồi đó mọi việc đều làm bằng tay, ớt, tỏi thì ngồi mổ từng trái, bỏ hạt, bằn ra rồi trộn vào, cực lắm.

Xưa, gia đình bà không có nghề làm mắm ruốc, chỉ làm mắm tôm chà này thôi. Mấy cái xác tôm, bà ngoại mới bằm ra, làm mắm sỏi, ăn thô mà lại thơm, chỉ để ăn trong nhà và cho họ hàng, người nọ cho người kia, truyền qua nhiều người ăn quá mới bắt đầu làm bán. Nếu làm bán số lượng nhiều mà bằm xác tôm thì cực quá nên bà ngoại mới mua con ruốc về trộn thêm với xác tôm và làm mắm ruốc.

Đến nay, có máy móc làm, công việc đỡ cực. Chà xong mắm ra chậu đem phơi nắng. Khi phơi, sáng quậy, chiều mặt mắm đã xón cục, để tiếp qua đêm thì mặt mắm lại mềm ra, hôm sau phơi tiếp cứ thế từ 15-20 ngày mới đạt.

Xưa, sân phơi mắm đậy tấm bạt kéo ròng rọc, cái đầu kéo làm như mái nhà, ròng rọc nằm giữa, hai người đứng hai đầu kéo, đang làm việc nhà thấy trời sắp mưa phải ra kéo che lại. Làm 12 dàn mà một dàn phải 2 người kéo. Thấy vợ cực quá, năm 2013, ông xã của bà Thậm mới quyết tâm làm hiệu ứng nhà kính cho đỡ cực. 

Mắm không có nắng sẽ bị chua, màu mắm không đẹp. Phơi nhà kính có nhiều ưu điểm như ngăn côn trùng, ngăn bụi, giữ cho nhiệt độ ổn định làm mắm ngon. Tùy theo nắng mà thời gian phơi từ 10 -15 ngày, làm mắm cũng ngon hơn. Nắng lên chừng 15 - 30 phút, nhà kính đã thấy nóng, nhiệt độ trong nhà kính có thể lên trên 40 độ C. Mỗi nhà kính có 1, 2 cửa phơi để thoát bớt hơi nhiệt.

Hiện nay, quy trình làm mắm tôm chà vẫn được duy trì như cũ, mắm vẫn làm từ loại tôm đất, tôm bạc. Tôm mua về cắt đầu, cắt qua khỏi con mắt vì mắt nếu còn mắt thì khi xay, màu của con mắt làm cho mắm không đẹp. Sau đó, tôm đem rửa sạch, để ráo, ướp rượu, tỏi, ớt đường, muối, ướp xong đem xay nhuyễn, chà qua rây, chà nhuyễn thì cho vào thau phơi nhà kính 10-15 ngày là ra mắm ngon. Mắm vào xô chứa thì bắt đầu đóng gói.

Hũ nửa ký mắm tôm chà hiện có giá bán 160.000 đồng, hũ nhỏ 250gr là 80.000 đồng trong khi mắm ruốc hũ nhỏ có 18.000 đồng. Mắm tôm chà sánh, đặc, mịn, màu nâu đỏ đẹp mắt, có mùi đặc trưng của mắm nhưng không nồng như mắm tôm miền Bắc, lại thơm tỏi, ớt và mùi mắm đượm nắng.


Hũ mắm tôm chà đóng sẵn. Ảnh: Hương Giang

Do sản lượng ít, mắm tôm chà thường không đủ bán, chủ yếu được người biết tiếng ghé qua mua đem tặng. Bà Thậm dặn thời gian sử dụng sau khi mở nắp chỉ nên dùng trong 6 tháng để mắm có hương vị ngon nhất.

VnExpress
Đăng ngày 08/08/2018
Hương Giang
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 22:55 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 22:55 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 22:55 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:55 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 22:55 23/04/2024