Mannoprotein cho tôm thẻ chân trắng nuôi trong hệ thống biofloc

Một nghiên cứu mới đây cho thấy vai trò của mannoprotein trong kích thích miễn dịch tự nhiên trên tôm khi nuôi trong hệ thống biofloc.

Mannoprotein cho tôm thẻ chân trắng nuôi trong hệ thống biofloc
Mannoprotein - một prebiotics tiềm năng cho tôm thẻ chân trắng nuôi trong hệ thống biofloc. Ảnh minh họa

Để giảm bớt sự bùng phát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, thực tiễn nuôi trồng tại Việt Nam và trên thế giới đang hướng đến an toàn sinh học, các hệ thống nuôi như biofloc và sử dụng các chất phụ gia thức ăn để cải thiện đáp ứng miễn dịch và tăng trưởng của tôm đã được áp dụng. Nhiều nghiên cứu về các chất phụ gia thức ăn đã được đánh giá như các probiotic trong hệ thống nuôi biofloc; cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào báo cáo về việc sử dụng prebiotic trong thức ăn nuôi tôm nuôi trong hệ thống biofloc.

Hơn nữa, các prebiotic có nguồn gốc mannoprotein đối với nuôi tôm cũng chưa được nghiên cứu kỹ càng. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế độ ăn với mannoprotein đối với việc thực hiện, đáp ứng miễn dịch và nhung mao ruột của tôm thẻ chân trắng L. vannamei được nuôi trong hệ thống biofloc.

Mannoprotein là gì?

Thành tế bào nấm có đến 80% là polysaccharide mang tính kháng nguyên, trong đó các hợp chất mannan, glucan và chitine là rất quan trọng, phần còn lại là protein có thể đến 10 – 20%, trong đó gần một nữa là mannoprotein, chúng tạo thành 3 lớp của thành tế bào nấm men. 

mannoprotein, mannoprotein với tôm, tôm thẻ, biofloc, nuôi tôm
Vị trí Manoprotein trên vách tế bào nấm men

Các nghiên cứu trước đó cho thấy manoprotein làm gia tăng đáng kể sức đề kháng bẩm sinh của cá rô phi đối với các mầm bệnh, đồng thới cải thiện khả năng tăng trưởng của chúng.

Nghiên cứu bổ sung Mannoprotein trên tôm thẻ

Ba chế độ ăn có nồng độ Mannoprotein khác nhau đã được chuẩn bị (0,02%, 0,08%, 0,12%) và một nhóm đối chứng không có bổ sung. Mật độ 400 tôm/m3, trọng lượng tôm ban đầu là 3,64 ± 0,07g, thí nghiệm được lặp lại ba lần. Tôm được cho ăn bốn lần mỗi ngày, các chỉ số mô học và tăng trưởng được đánh giá sau 65 ngày.

Kết quả: Chu vi và bề ngang của nhung mao ruột tôm phát triển hơn ở nhóm tôm được ăn bổ sung 0,08% và 0,12% mannoprotein (p <0,05). Tôm nuôi bằng mannoprotein cho thấy sự gia tăng gần 10% tỷ lệ sống so với nhóm tôm đối chứng (p <0,05).

Không có sự khác biệt về mặt thống kê trong các thông số tăng trưởng (trọng lượng cuối cùng, tăng trọng hàng tuần, sinh khối cuối cùng, hiệu quả sử dụng thức ăn) hoặc tỷ lệ sống sau khi thử thách với Vibrio parahaemolyticus. Tuy nhiên, sau khi nhiễm Vibrio parahaemolyticus, việc sản xuất anion superoxide sau khi cho ăn 0,2% mannoprotein cho thấy cho thấy hoạt động miễn dịch đã được cải thiện rõ rệt.

mannoprotein, mannoprotein với tôm, tôm thẻ, biofloc, nuôi tôm

Bột mannoprotein sản xuất từ nấm men.

Việc bổ sung chế độ ăn với nồng độ khác nhau của mannoprotein đã làm tăng tỷ lệ sống sót và diện tích bề mặt trung bình trong đường ruột của tôm, cũng như hoạt động miễn dịch ở tôm ăn 0,12% mannoprotein sau khi nhiễm V. parahaemolyticus. Qua đó cho thấy mannoprotein là một chất phụ gia đầy tiềm năng ứng dụng trong hệ thống nuôi biofloc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Báo cáo của M. Santos và cộng sự trên Sciencedirect.

Đăng ngày 28/02/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 10:02 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 10:02 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 10:02 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 10:02 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:02 24/04/2024