Màu sắc đèn LED dẫn đến khác biệt năng suất tôm nuôi

Màu đèn LED khác nhau ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng của tôm thẻ trong nuôi tôm công nghệ cao với hệ thống biofloc.

nuôi tôm công nghệ cao
Nuôi tôm dưới ánh sáng LED xanh lục cho kết quả tăng trưởng tốt.

Kết quả cho thấy tôm thẻ chân trắng nuôi dưới ánh sáng xanh và đỏ lớn hơn đáng kể, đây cũng là một bước tiến trong nuôi tôm công nghệ cao giúp nâng cao năng suất mô hình.

Trong nuôi tôm công nghệ cao, hệ thống Biofloc được thiết kế để tăng năng suất đồng thời cải thiện kiểm soát chất lượng môi trường, giảm hoặc loại bỏ việc thay nước, giảm lượng nước thải, hạn chế lây lan dịch bệnh. 

Giải pháp chiếu sáng LED dựa trên tác động của ánh sáng nhân tạo đối với sự phát triển của tôm nuôi. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra sự khác biệt đáng kể về hành vi, tăng trưởng, lượng thức ăn, sự trưởng thành, sinh sản của tôm có thể thay đổi dưới điều kiện ánh sáng khác nhau. Đặc biệt, về quần thể vi sinh vật trong hệ thống BFT, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chúng thường có thể thay đổi đột ngột từ hệ thống dị dưỡng (chủ yếu là vi khuẩn và động vật nguyên sinh) sang hệ thống quang dưỡng chủ yếu (do vi tảo chi phối).

Tác động của màu sắc đèn LED đến tăng trưởng của tôm

Thí nghiệm được bố trí sử dụng đèn LED với nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm vàng, xanh dương, đỏ, xanh lục và trắng (đối chứng). Tôm nặng 0,37g được thả với mật độ 500 con /m3 , thời gian thí nghiệm kéo dài 70 ngày.

màu sắc đèn LED

Các thí nghiệm với các đèn LED có màu khác nhau: B: trắng; C: đỏ; D: tôm xanh và tôm nuôi 15 ngày; E: màu vàng; và F: xanh lam.

Tổng lượng nước được sử dụng để nuôi tôm thẻ chân trắng trong hệ thống biofloc với ánh sáng LED màu là khác nhau. Cụ thể:

- Các màu của đèn xanh lục, xanh lam và đỏ sử dụng lượng nước thấp hơn, với mức trung bình là 340 lít

- Đèn màu trắng và vàng sử dụng 495 lít. Tức là, thêm 155 lít để tạo ra cùng một mật độ tôm.

Sự khác biệt này liên quan đến quá trình thay nước để giữ hàm lượng nitrit không quá cao. Các nghiệm thức ánh sáng xanh lá cây và xanh lam có mức độ nitrat hóa tốt hơn khi so sánh với ánh sáng trắng (đối chứng).

biểu đồ nuôi tôm

Biến động hàm lượng NO2 trong hệ thống nuôi BFT với ánh sáng đèn LED khác nhau.

*Ghi chú : Time (Days) : thời gian (ngày); White : ánh sáng trắng (đối chứng); Blue : xanh lam ; Green : xanh lục ; Yellow : vàng ; Red : đỏ.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp xúc với ánh sáng xanh lục cho kết quả tốt hơn đáng kể về chất lượng nước và các thông số kỹ thuật  khi so sánh với kết quả đối với tôm nuôi với các màu sắc khác. Trong đó, tăng trọng tôm đạt cao gần 8g khi tiếp xúc với ánh sáng xanh lục, ánh sáng trắng chỉ đạt 6,19g. FCR không có nhiều sự khác biệt chủ yếu giao động 1,3-1,6 nhưng cao nhất là ghi nhận được khi tôm tiếp xúc với ánh sáng trắng.

Tóm lại, đây là mô hình nuôi công nghệ cao có thể tận dụng ánh sáng LED để kích thích sinh trưởng và phát triển của tôm, kết quả cho thấy ánh sáng xanh có tác dụng trong việc nâng cao các thông số chất lượng nước và tăng trọng của tôm thẻ được cho là do khả năng cảm quang của vi khuẩn khác nhau ở các phổ ánh sáng khác nhau và một phần liên quan đến nguồn thức ăn sẵn có. Tuy nhiên, vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn nhằm phân tích cộng đồng vi sinh vật và ứng kích oxy hóa trong các phương pháp xử lý ánh sáng khác nhau để làm sáng tỏ thêm.

Đăng ngày 16/07/2022
Ngọc Diễm @ngoc-diem
Kỹ thuật

Chuẩn bị cho vụ nuôi tôm thắng lợi

Bước vào vụ nuôi tôm đầu năm nay, ngành chức năng Bình Định khuyến cáo người nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật, nhất là chú trọng việc tu bổ bờ, ao, cải tạo ao đúng quy trình; chọn con giống đảm bảo chất lượng, đã qua kiểm dịch; sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp bổ sung thức ăn tươi không gây ô nhiễm môi trường.

Ao nuôi tôm
• 09:00 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 18/03/2024

Xử lý nước ao giai đoạn ương tôm

Để bắt đầu một vụ nuôi mới, công đoạn cải tạo và xử lý ao chiếm tỷ lệ quan trọng nhất. Trong đó, việc cấp nước và xử lý nước ao để tạo một môi trường thích hợp nhất cho tôm giống. Có rất nhiều phương pháp xử lý nước ao đầu vụ, hôm nay cùng Tép Bạc tham khảo một số cách sau đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 10:01 14/03/2024

Có nên sử dụng lại nước ao nuôi cũ?

Trong suốt quá trình nuôi, việc cấp hay thay nước không theo chế độ nhất định, có thể không thay nước mới. Tuy nhiên, trong trường hợp cần cấp nước hoặc cải tảo ao cho vụ nuôi mới, một số người nuôi có tái sử dụng lại nước cũ, vậy phương pháp này có gây ảnh hưởng tới tôm nuôi hay không?

Ao nuôi tôm
• 14:19 12/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 13:06 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 13:06 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 13:06 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:06 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 13:06 19/03/2024