Máy sục khí nano tác động đến ao nuôi tôm thẻ chân trắng như thế nào ?

Nghiên cứu sử dụng máy sục khí nano trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng ghi nhận những thay đổi trong chất lượng nước, lượng trầm tích và hệ vi khuẩn đường ruột của tôm, có thể thấy máy sục khí nano có thể thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn có lợi.

Tôm thẻ
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: globalseafood.org

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng công nghệ micro-nanobubble (MNB) có thể cải thiện thành phần của hệ vi sinh vật trong các vùng nước và sau đó phục hồi các vùng nước; tuy nhiên, hiện tại vẫn còn tương đối ít nghiên cứu áp dụng công nghệ nanobubble vào sản xuất nuôi trồng thủy sản.  

Nghiên cứu thử nghiệm 

Trong một nghiên cứu các nhà khoa học Trung Quốc năm 2022 về ảnh hưởng của máy sục khí nano lên cộng đồng và hoạt động vi sinh vật trong nước, trong trầm tích và đường tiêu hóa của tôm thẻ chân trắng bằng sử dụng giải trình tự 16S rRNA. 

Sục khí nanoMáy sục khí nano có thể thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn có lợi. Ảnh: globalseafood.org

Gen 16S rRNA được sử dụng làm tiêu chuẩn để phân loại và xác định vi khuẩn vì nó có trong hầu hết các vi khuẩn và giúp chỉ ra những thay đổi thành phần loài trong hệ vi sinh vật.  

Thí nghiệm được tiến hành trong 14 tuần tại Công ty TNHH Thủy sản Quảng Hà, Trung Quốc. Nhóm thử nghiệm được lắp một máy sục khí hạt nano có công suất 1 kW, và nhóm đối chứng được lắp một máy sục khí tuabin thông thường có công suất 1 kW.  

Kết quả 

Kết quả phân tích chỉ ra rằng các thiết bị sục khí nano hỗ trợ làm tăng tính đa dạng, phong phú và đồng nhất của các cộng đồng vi sinh vật trong nước, kết quả cũng cho thấy sự đa dạng của hệ vi sinh vật trong đường ruột ở mẫu tôm nuôi thu tại đây. Khi tiến hành phân tích thành phần loài, nhóm nghiên cứu quan sát thấy rằng sự phong phú của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột - chẳng hạn như Rhodobacter, OscillospiraFaecalibacterium - đều tăng lên do tác dụng của máy sục khí nano. 

RhodobacterVi khuẩn có lợi trong đường ruột Rhodobacter. Ảnh: wur.nl

Ảnh hưởng của thiết bị sục khí nano lên cộng đồng vi sinh vật còn liên quan đến thời gian sục khí. Trong điều kiện sục khí ngắn hạn, sự đa dạng của vi sinh vật trong nhóm sử dụng máy sục khí nano cao hơn so với nhóm đối chứng. Các hoạt động của các vi khuẩn có lợi Exiguobacterium và Acinetobacter và tảo Chlorella sp đơn bào trong nước đều tăng lên do tác động oxy hóa bởi sục khí nano. 

Trong thử nghiệm của tác giả , sục khí nano ức chế hiệu quả hoạt động của các vi khuẩn, vi khuẩn kỵ khí trong nước như Bacteroidetes, Spirochaetes và như báo cáo của các nhà nghiên cứu khác đã chứng minh rằng bong bóng làm giảm sinh khối thông qua tính kỵ nước hoặc đẩy lùi nước, do đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn. 

Tảo ChlorellaVi khuẩn có lợi tảo Chlorella. Ảnh: elmarine.ru

Với hàng triệu lỗ li ti trải đều trên ống, tạo ra các bong bóng khí kích thước rất nhỏ, diện tích tiếp xúc giữa nước và ống nano vô cùng lớn, giúp quá trình chuyển giao ôxy vào môi trường nước rất cao. Điểm mấu chốt khi sử dụng ống nano để cung cấp ôxy (ôxy tầng đáy) là khả năng đào thải khí độc từ đáy ao cao, cung cấp ôxy dồi dào cho vi sinh đáy hoạt động tốt. Đối với những ao nuôi vèo mật độ thả con giống dày đặc,  cung cấp ôxy hòa tan cao, không gây ra bất kỳ tác động va chạm đến vật nuôi trong ao. 

Ngoài ra, máy sục khí nano còn ảnh hưởng đến thành phần loài của quần xã vi sinh vật trong nước ao nuôi thủy sản, bùn đáy và ruột tôm ở một mức độ nhất định, đồng thời làm tăng tỷ lệ một số vi sinh vật probiotic. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng máy sục khí nano rất hữu ích để cải thiện điều kiện nuôi tôm thẻ L. vannamei. Tuy nhiên, các điều kiện khác nhau - chẳng hạn như nhiệt độ nước và độ mặn, hoặc mật độ nuôi - có thể ảnh hưởng đến kết quả, vì vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá toàn diện hơn về tác động của môi trường.

Đăng ngày 21/10/2022
Ngọc Diễm @ngoc-diem
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 03:03 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 03:03 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 03:03 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 03:03 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 03:03 15/11/2024
Some text some message..