Miễn dịch bẩm sinh của tôm thẻ

Hệ miễn dịch của tôm đã bắt đầu được kích hoạt ngay khi vừa mới được thụ tinh. Sự bảo vệ này cũng có thể di truyền sang đời sau và cũng có thể được cải thiện nếu được bổ sung chất kích thích.

hệ miễn dịch tôm
Sự bảo vệ của hệ miễn dịch tôm có thể di truyền và cũng có thể được cải thiện.

Sản xuất tôm là một trong những ngành nuôi trồng thủy sản quan trọng nhất trên thế giới. Tuy nhiên gần đây, nó lại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dịch bệnh từ vi khuẩn và virus. Gây ra nhiều tác động xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội. Nuôi tôm có bền vững hay không là phụ thuộc vào sự phát triển và thực hiện các biện pháp phòng trị để kiểm soát mầm bệnh trong sản xuất.

Sự thúc đẩy hệ thống miễn dịch thông qua mồi gắn với bộ gen được xem là một liệu pháp thay thế đầy hứa hẹn để ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh trong sản xuất tôm. Các chuyên gia cho biết mặc dù hệ miễn dịch của tôm là bẩm sinh nhưng việc huấn luyện kể từ giai đoạn ấu trùng cũng sẽ giúp cải thiện khả năng bảo vệ, chống lại mầm bệnh hiệu quả. Sự bảo vệ này hoàn toàn có thể di truyền sang đời sau. Mặc dù ký ức miễn dịch của trôm chưa hoàn chỉnh, tuy nhiên chia theo từng giai đoạn nhỏ thì bộ nhớ miễn dịch của tôm vẫn có thể hoạt động rất tốt.

Quá trình hình thành phôi là giai đoạn quan trọng để bảo vệ tôm chống lại sự xâm nhập và gây hại của mầm bệnh. Ở giai đoạn này, việc kích thích các gen miễn dịch là do sự chuyển gen của các RNA hoặc được truyền từ mẹ chứ không phụ thuộc vào các yếu tố ngoại sinh. Giai đoạn phôi của tôm thường là giai đoạn sống đáy, sau khi nở chúng lại sống lơ lửng phụ thuộc vào dòng nước chảy. Điều này cho thấy nếu kích hoạt sớm hệ thống miễn dịch ở giai đoạn phôi có thể đẩy nhanh sự thích nghi của ấu trùng với môi trường mới một cách nhanh hơn.

Các protein miễn dịch được sinh ra chỉ 3 giờ sau khi thụ tinh, hệ miễn dịch đã bắt đầu hoạt động. Đây là bằng chứng đầu tiên chứng minh tôm có khả năng tạo ra các phản ứng miễn dịch kể từ khi còn ở giai đoạn phôi. Nhiều phân tử liên quan đến quá trình chống stress oxy hóa cũng được tạo ra trong giai đoạn này, chúng cũng điều chỉnh các quá trình tăng trưởng tế bào. Và vì phôi có thể tạo ra phản ứng ở dạng tiềm năng trước khi nở, nên có thể điều chỉnh thụ động phản ứng này để tạo ra miễn dịch cho ấu trùng tôm.

Việc tạo các đáp ứng miễn dịch trong quá trình này là không dễ dàng khi việc tiêm cơ hay cho uống đều không khả thi cho các ứng dụng mang tính đại trà. Liều dùng của các chất kích thích cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của việc thúc đẩy miễn dịch. Cơ chế của những chất bổ sung kích thích hàng rào bảo vệ của tôm như thế nào là điều chưa biết được, tuy nhiên việc thêm vào ở giai đoạn đầu này là một chiến lược kích thích miễn dịch tuyệt vời đối với tôm.

Trong quá trình phát triển của tôm thẻ, các cơ chế bảo vệ khác nhau đã được tìm thấy trong suốt vòng đời của chúng. Một số cơ chế được thừa hưởng từ đời bố mẹ. Các cơ chế đáp ứng miễn dịch của tôm đa số là hoạt động thực bào (tạo chân giả bắt lấy vi khuẩn), khu trú mầm bệnh và tiết enzyme tiêu diệt mầm bệnh. Những đáp ứng này sẽ ngày một cùng phát triển với thời gian sống của tôm.

Khả năng miễn dịch của bất kỳ động vật nào cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh tật, tuy nhiên việc kích thích miễn dịch sẽ làm thay đổi sức chống chịu của hệ thống này về phía tích cực hơn. Cách tối ưu được kết luận đó là bổ sung chất kích thích và gắn mồi miễn dịch vào hệ gen của vật chủ. Tác dụng của nó sẽ kéo dài trong suốt quá trình sống của vật chủ, hơn nữa còn tiếp tục truyền xuyên qua các thế hệ. 

Đây là một bước tiến mới để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên tôm nuôi. Từ đó tối ưu hóa các nguồn năng lượng để tôm có khả năng đáp ứng với các kích thích mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. Đây cũng là bằng chứng để tìm ra sự điều hòa và cải thiện hệ miễn dịch của tôm giai đoạn phôi trong tương lai. Tạo tiền đề nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi.

Đăng ngày 07/08/2020
Hà Tử
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 16:39 23/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 16:39 23/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 16:39 23/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 16:39 23/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 16:39 23/01/2025
Some text some message..