Miền Trung: Kinh tế biển chưa tập trung

Trong những năm qua, nhằm cụ thể hóa chiến lược kinh tế biển của Đảng, Nhà nước đến năm 2020, các địa phương có biển, đặc biệt là khu vực duyên hải miền Trung đã có những động thái huy động nội lực, đồng thời tiếp cận những chủ trương, chính sách từ Trung ương để thực hiện mục tiêu. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản từ chính những đơn vị được giao thực thi nhiệm vụ, dẫn đến kinh tế biển vẫn chưa thực sự là mũi nhọn dù các địa phương đã rất nỗ lực.

đóng tàu cá
Nghị định 67 ra đời là cơ hội để Quảng Nam hiện đại tàu cá, vươn khơi bám biển.

Tiềm năng vẫn rất lớn

Những ngày này, đến các hợp tác xã đóng mới tàu thuyền ở khu vực miền Trung, nhiều chiếc tàu gỗ công suất lớn đang được nỗ lực hoàn thiện để bổ sung vào đội tàu đánh bắt vùng biển xa. Có điều, những chiếc tàu này phần lớn từ chính nỗ lực bỏ vốn đầu tư của các ngư dân.

Tại xưởng đóng tàu Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi), 3 chiếc tàu công suất từ 450CV đến 600CV của ông Nguyễn Văn Hiền (56 tuổi) đang dần hoàn thiện để hạ thủy, nâng số tàu sở hữu của ông lên 4 chiếc. Ông Hiền cho biết số tiền đóng 3 chiếc tàu mới hết 8 tỷ đồng, ông chỉ vay 1 tỷ đồng, còn lại là vốn tự có. “Vùng biển của mình rộng, nhiều cá, phải đóng tàu lớn để khai thác đạt hiệu quả cao. Không tận dụng được lợi thế biển mang lại thì uổng phí lắm”- ông Hiền nói. Hỏi ông Hiền lâu nay có được hỗ trợ, khuyến khích hay động viên từ chính quyền địa phương về việc vay vốn, nhiên liệu khi đánh bắt vùng biển xa, ông bảo mình tự xoay xở được nên chưa có nhu cầu. “Chưa có nhu cầu” - câu nói lấp lửng của ông Hiền khiến người nghe phải suy nghĩ. Bởi trên thực tế, những chính sách hỗ trợ ngư dân đến nay vẫn còn rất xa tầm tay họ...

Dẫu vậy, không thể thụ động, các ngư dân Quảng Ngãi nói riêng, miền Trung nói chung vẫn rất năng động trong việc khai thác kinh tế biển. Bằng chứng là dù những năm gần đây, việc khai thác hải sản của một bộ phận ngư dân Quảng Ngãi luôn gặp khó khăn khi tàu thuyền luôn bị các tàu lạ tấn công, đâm chìm, hư hỏng, bị bắt giữ, cướp sản phẩm, trang thiết bị… Đặc biệt, năm 2014, một khó khăn mới xuất hiện khi, từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7, Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan 981 trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam, vốn là ngư trường truyền thống của một bộ phận ngư dân Quảng Ngãi. Tuy nhiên, bất chấp sự xua đuổi, tấn công... ngư dân vẫn tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực đánh bắt, kiên trì bám biển. Trong năm 2014, tỉnh Quảng Ngãi có 258 chiếc tàu đánh cá được đóng mới... Nhờ vậy, tổng sản lượng thủy sản khai thác trong năm đạt hơn 150,5 tấn, tăng 7,5% so với năm 2013.

Không kém cạnh ngư dân Quảng Ngãi, tại Quảng Nam, trước những năm 2000, số tàu cá đánh bắt xa bờ của tỉnh này chỉ chừng 30-40 chiếc. Tuy nhiên, đến năm 2007, Quảng Nam phát triển nghề cá một cách mạnh mẽ, đưa số lượng tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn từ 90CV trở lên lên đến 110 chiếc. Đến nay, đội tàu đánh bắt xa bờ của Quảng Nam đã có 438 chiếc. Cùng với việc phát triển số lượng đội tàu xa bờ, đa nghề, ngư dân Quảng Nam cũng đầu tư các trang thiết bị hiện đại vào sản xuất. Hầu hết phương tiện được trang bị hệ thống thông tin liên lạc, ngư lưới cụ hiện đại, hầm bảo quản sản phẩm công nghệ tiên tiến nên sản lượng đánh bắt cao.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi Cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế, sau 7 năm thực hiện chương trình hành động để thực hiện Chiến lược biển tính đến cuối năm 2014, đội tàu cá xa bờ của địa phương này tăng hơn 2,5 lần và đây là bước tăng trưởng không chỉ ngoạn mục mà còn rất bền vững. 35.887 tấn là tổng sản lượng khai thác thủy sản thực hiện trong năm 2014. Giá trị sản xuất khai thác thủy sản thực tế năm 2014 toàn tỉnh đạt 1.460 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm gần 18% toàn ngành. Nếu làm một phép so sánh thì tỷ trọng này trên của toàn quốc là 9,5%. Qua đó cho thấy, đã có bước thay đổi lớn trong thu nhập so với trước đây và hiện tại, đây cũng chính là yếu tố tạo sức hút trở lại đối với nghề cá trên biển.

Đã thực sự là mũi nhọn?

Tuy nhiên, cũng theo ông Bình thì trong một cái nhìn lâu dài để phát huy nguồn lực khai thác thủy sản nói chung và lao động nghề cá nói riêng, nhất là trong đánh bắt xa bờ, cần có một chiến lược tốt hơn về nguồn lực, thiết bị và phương tiện hành nghề. Sự trở lại của nghề đánh bắt xa khơi là có, nhưng gần như chỉ tập trung ở con số nhỏ. Hơn nữa, trong khi nguồn lực mới chưa nhiều, chắc chắn sẽ có sự chia sẻ giữa các đội tàu và từ đó sẽ gây nên những bất ổn cục bộ về nhân lực.  

Giải quyết một phần tâm tư, khó khăn và hỗ trợ động viên ngư dân khi đánh bắt vùng biển xa, cần những quyết định của Chính phủ về hỗ trợ nhiên liệu, hỗ trợ thiệt hại về thiên tai, nhân tai... Mới đây nhất là Nghị định 67 cho ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ thép, vỏ gỗ với mức vay và lãi suất hợp lý trên từng loại tàu. Tuy nhiên, dù đã triển khai hơn nửa năm qua nhưng việc tiếp cận nguồn vốn của ngư dân vẫn còn rất xa, khiến nhiều ngư dân phải bỏ cuộc. Ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam, cho biết: Trong tổng số 65 hồ sơ đăng ký đóng mới tàu cá theo Nghị định 67 đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt, đến nay mới có 7 tàu (trong đó có 1 tàu vỏ gỗ) ký kết hợp đồng tín dụng với các ngân hàng với tổng số tiền trên 70 tỷ đồng. 58 hồ sơ còn lại đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết. Nghị định 67 là cơ hội để phát triển nghề cá nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Bởi lẽ, số tiền bỏ ra để đóng mới một con tàu phải trên 10 tỷ đồng nên việc cân đối hoàn vốn là một thách thức đối với ngư dân và cả các ngân hàng. Trong khi đó, tại Đà Nẵng, có 13 hộ gia đình đăng ký đóng mới tàu theo Nghị định 67. Đến nay, có 3 tàu vỏ sắt và 1 tàu vỏ gỗ đang chờ ngày hạ thủy. 

Ông Nguyễn Đỗ Tám, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng cho rằng, nghề cá cần có vốn đầu tư rất lớn nên việc phát triển nghề cá một cách tự phát trong dân và hiện đại hóa nghề cá dường như là... không tưởng vì mỗi chiếc tàu hiện đại phải bỏ ra cả chục tỷ đồng, trong khi nguồn lực tài chính của ngư dân có hạn. Một thời gian dài, do đầu tư không đúng tầm mức nên nghề cá phát triển chậm. Vì thế, việc ra đời Nghị định 67 là cơ hội lớn để trang bị cho nghề cá những phương tiện, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả đánh bắt và giảm sức lực con người. Tuy nhiên, chủ trương này đang gặp nhiều rào cản, nhất là từ phía các ngân hàng khiến việc hiện đại hóa phương tiện, thiết bị phục vụ đánh bắt nghề cá chưa được như ý. 

Có một thực tế là ở các địa phương miền Trung, hiện đang có nhiều “mũi nhọn” được đặt ra, nơi lấy công nghiệp nặng làm mũi nhọn, chỗ thì du lịch làm mũi nhọn; có địa phương lấy chế tạo, lắp ráp và sản xuất ô tô làm mũi nhọn... và đồng thời, kinh tế biển cũng làm mũi nhọn luôn! Sự phân tán khiến dải đất ven biển miền Trung đang như một… “bãi chông” với nhiều "mũi nhọn".

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 06/06/2015
Đăng ngày 07/06/2015
Hà Minh - Nguyên Khôi
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 13:56 11/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 13:56 11/11/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm giống
• 13:56 11/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 13:56 11/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:56 11/11/2024
Some text some message..