Minh Phú đau đầu vì tỉ giá

Doanh thu xuất khẩu một số thị trường chính của Minh Phú trong quý II/2015 đã giảm so với cùng kỳ.

tôm sú

Trái ngược với vụ mùa bội thu năm trước, “vua tôm” Minh Phú (MPC) đang phải đối mặt với bài toán khó giải trong năm nay. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2015, MPC đã thua lỗ trong quý II, với mức lỗ từ hoạt động kinh doanh là gần 23 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 506 tỉ đồng.

Thực ra, kết quả kinh doanh đã bắt đầu đi xuống từ quý đầu năm, nhưng đến quý II tình hình càng trầm trọng hơn. Quy mô doanh thu của MPC trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm gần 25% so với cùng kỳ. Trong đó, tất cả các thị trường xuất khẩu chủ lực của MPC đều giảm mạnh, bao gồm châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, Bắc Mỹ (chiếm hơn 88% tổng doanh thu trong cùng kỳ năm ngoái).

Không chỉ MPC mà đây là tình cảnh chung của ngành tôm. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), con tôm Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến giữa tháng 7.2015, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,4 tỉ USD, giảm đến 28,1%. Trong đó các thị trường chủ lực đều giảm, như Mỹ giảm 50,8% so với cùng kỳ và là mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam.


Lượng hàng Minh Phú xuất khẩu sang các thị trường chính đã giảm mạnh

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đang gặp khó vì giá tôm đã giảm mạnh trên thị trường thế giới. Chẳng hạn như ở Mỹ, theo số liệu của Cơ quan Thủy Hải sản quốc gia, sản lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ trong 6 tháng đầu năm tăng 8%, nhưng giá trị nhập khẩu lại giảm đến 14,7%. Điều này đồng nghĩa với việc giá bán trung bình giảm 21%, từ 12,28 USD/kg năm ngoái còn 9,68 USD/kg trong năm nay.

Một lý do khiến giá giảm là nguồn cung tôm tăng lên. Thị trường Mỹ liên tục đón nhận tôm từ các nước khác, đặc biệt là từ các quốc gia mà dịch bệnh Hội chứng tử vong sớm (EMS) của tôm đã lắng xuống. Sản lượng nhập từ Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia vào Mỹ lần lượt tăng 18%, 36,8% và 23% so với cùng kỳ.

MPC được lợi trong đợt tôm các nước bị dịch bệnh EMS hồi năm ngoái, nhưng năm nay thì không. Đã vậy, MPC còn phải đối mặt với vấn đề tỉ giá. Giá xuất khẩu từ Việt Nam hiện đang trong nỗi niềm tiền đồng giảm giá ít hơn nhiều so với các đồng tiền khác.

Giữa lúc đồng USD có xu hướng tăng mạnh, tiền đồng mới chỉ điều chỉnh giảm 2% tính đến tháng 5, trong khi đồng tiền các quốc gia khác lại liên tục giảm. Tiền đồng gần đây dù đã giảm thêm nhưng tổng cộng chỉ giảm 5%, trong khi đồng tiền của các quốc gia xuất khẩu tôm như Thái Lan và Indonesia giảm mạnh hơn rất nhiều, lần lượt 12,73% và 13,71%, theo số liệu tỉ giá giao ngay được tổng hợp từ Bloomberg tính hồi đầu năm đến ngày 8.9.2015.

Tiền đồng “cao giá” so với đồng tiền các nước bạn đồng nghĩa với việc con tôm Việt trở nên đắt đỏ hơn. Ví dụ, giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ đã bị giảm 1,5-2 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái, song vẫn cao hơn tôm Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Trong khi đó, các khách hàng thế giới có nhiều lựa chọn hơn do nguồn cung các nước xuất khẩu tôm lớn như Thái Lan tăng trở lại sau một năm dịch bệnh, cũng như nguồn hàng tồn kho trong năm ngoái còn dồi dào.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc MPC, giá tôm trên thị trường thế giới đã giảm 30% trong nửa đầu năm 2015. “Đó là điều Minh Phú trước đây chưa từng tiên liệu”, ông chia sẻ với báo giới.

MPC gặp khó vì những nguyên nhân khách quan trên thị trường. Tuy nhiên, lợi nhuận giảm cũng có một phần xuất phát từ đối sách của ông Quang. Từng tự hào là doanh nghiệp có khả năng điều tiết giá trong ngành tôm Việt Nam, MPC có thể giảm thiểu được mức thua lỗ nhờ việc hạ giá bán, nhưng Công ty không làm vì muốn giữ vị thế xuất khẩu sau này. Trong khi đó, MPC vẫn phải duy trì vùng nguyên liệu bằng cách giữ giá mua ở mức cao, theo ông Quang.

Theo VASEP, thị trường tôm 6 tháng cuối năm 2015 sẽ hồi phục nhẹ trở lại. Còn ông Quang cho biết đang có những tín hiệu mới lạc quan. Tháng 8 năm nay, sản lượng xuất khẩu tôm của MPC đã bắt đầu tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

Dù vậy, điều quan trọng nhất vẫn là giá bán chưa biết khi nào mới hồi phục, trong khi tỉ giá vẫn còn gây áp lực nặng nề lên tình hình kinh doanh của MPC, nhất là đồng USD. Từ mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.415 tỉ đồng từng được đặt ra, nay MPC chỉ mong có lãi mà thôi.

 

Nhịp Cầu Đầu Tư, 17/09/2015
Đăng ngày 18/09/2015
Thiên Phong
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 07:10 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 07:10 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 07:10 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 07:10 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 07:10 27/11/2024
Some text some message..