Minh Phú sẽ nâng thị phần xuất khẩu sang EU lên 15%

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Phan Vinh Hiển, Giám đốc Đầu tư, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết: Dự kiến, đến năm 2020, Tập đoàn sẽ nâng thị phần xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU lên khoảng 15-16% trên tổng số kim ngạch thủy sản xuất khẩu của Tập đoàn.

thu hoạch tôm
Kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu là một trong những khó khăn điển hình của các doanh nghiệp thủy sản. Ảnh: Nguyễn Thanh

Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Tập đoàn Minh Phú vào thị trường EU mới chiếm khoảng 6-7% trên tổng số kim ngạch thủy sản xuất khẩu.

Nói về những khó khăn khi xuất khẩu thủy sản vào EU, đặc biệt là mặt hàng tôm, theo ông Hiển, các khách hàng EU yêu cầu tỷ lệ mạ băng trên sản phẩm rất cao, khoảng 20-30%. Hiện nay, chưa có quy chuẩn rõ ràng, cụ thể trong vấn đề này, chỉ có một số nước như Anh, Đức, Hà Lan… có yêu cầu ghi rõ ràng tỷ lệ mạ băng trên bao bì sản phẩm.

Có trưởng hợp, khách hàng còn yêu cầu tỷ lệ mạ băng trên sản phẩm cao hơn mức 20-30% nhưng doanh nghiệp từ chối các đơn hàng như vậy. “Việc áp dụng tỷ lệ mạ băng cao gây nhiều thiệt thòi cho người tiêu dùng. Vì trách nhiệm với người tiêu dùng và cũng là để đảm bảo uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp, Tập đoàn Minh Phú mong tình trạng này có thể được giải quyết trong tương lai. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được giải quyết thấu đáo khi có sự kết nối, làm việc ở cấp Chính phủ giữa Việt Nam và thị trường EU”, ông Hiển nói.

Nói về khó khăn chung khi xuất khẩu thủy sản, nhất là tôm, ông Hiển cho biết thêm: Hiện nay, các doanh nghiệp còn khá chật vật khi kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu. Trong quá trình nuôi trồng, nhất là nuôi trồng tôm, người dân còn sử dụng kháng sinh khá tràn lan. Việc xử lý thô sản phẩm trước khi đưa vào nhà máy sản xuất cũng chưa tốt. Tất cả các yếu tố này khiến cho sản phẩm tôm xuất khẩu có thể bị nhiễm vi sinh, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.

Báo Hải Quan, 02/11/2016
Đăng ngày 03/11/2016
Thanh Nguyễn
Doanh nghiệp

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 19:21 01/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 16:00 01/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 11:00 01/12/2023

"Ngày hội đen tối" tháng 11 tại Farmext eShop

Chuỗi sự kiện siêu khuyến mãi lớn nhất trong năm đã đến, và Farmext eShop không ngần ngại chi mạnh tay để mang đến cho bà con nuôi tôm cá một ngày hội mua sắm không thể bỏ lỡ.

Farmext eShop
• 16:47 21/11/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 09:06 02/12/2023

Thế nào là phòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab)?

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khó kiểm soát, các mầm bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cơ bản thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có, các phòng xét nghiệm (hay phòng Lab) dần được xuất hiện phổ biến tại các khu vực nuôi.

Phòng Lab
• 09:06 02/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 09:06 02/12/2023

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 09:06 02/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 09:06 02/12/2023