Minh Phú thay đổi kế hoạch kinh doanh 2020, từ lãi gấp 3 lần xuống giảm 30%

"Vua tôm" Minh Phú đã thay đổi kế hoạch lãi trước thuế hợp nhất đạt 1.368 tỷ đồng, gấp 3 lần 2019, xuống giảm 30% so với kế hoạch 2019.

tôm Minh Phú
Minh Phú đặt kế hoạch doanh thu năm 2020 giảm 11% còn 15.206 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 994 tỷ đồng, giảm 30% so với kế hoạch 2019.

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 vừa công bố, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) trình chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu 56.700 tấn, tương đương giá trị xuất khẩu 638 triệu USD, giảm 1% so với năm 2019. Công ty có kế hoạch mở rộng vùng nuôi tại Kiên Giang, Lộc An để thả nuôi khoảng trên dưới 1.000 (ao).

Kế hoạch doanh thu năm 2020 giảm 11% còn 15.206 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 994 tỷ đồng, giảm 30% so với kế hoạch 2019. Năm trước, công ty này chỉ thực hiện 35% kế hoạch năm.

Kế hoạch kinh doanh 2020 đã có sự thay đổi, trước đó, MPC công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lãi trước thuế hợp nhất đạt 1.368 tỷ đồng, gấp 3 lần so với kết quả thực hiện năm trước.

Trong quý I/2020, MPC ghi nhận doanh thu thuần và giá vốn hàng bán lần lượt giảm 15% và 14% so với cùng kỳ, chỉ còn 2.844 tỷ đồng và 2.603 tỷ đồng. Từ đó dẫn đến lãi gộp giảm 30%, xuống mức 241 tỷ đồng. Tính chung các quý I/2020, MPC ghi nhận lãi ròng giảm 33%, xuống còn gần 58 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/03/2020, hàng tồn kho của MPC ghi nhận tăng 11% so với hồi đầu năm, lên gần 3.224 tỷ đồng với hơn 2.872 tỷ đồng là thành phẩm, hàng hóa. Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 10%, còn 1.266 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý I/2020, tổng tài sản của MPC ghi nhận gần 8.320 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm.

Trước đó, từ năm 2019  Minh Phú đã gặp nhiều khó khăn khi kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 644 triệu USD, giảm 14%. Thị trường lớn nhất vẫn là Mỹ với tỷ trọng 38%, tiếp đến là Nhật Bản với 21%.

Công ty cho biết năm 2019 nuôi tôm không đạt dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu, bên cạnh đó giữa năm 2019 cũng ngưng nhập tôm Ấn Độ. Minh Phú còn gặp khó khi xuất sang Mỹ do cáo buộc tránh thuế chống phá giá tôm được khởi xướng bởi Thượng nghị sĩ Lahood.

Công ty cũng thông qua việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với ông Tsukahara Keiichi, đồng thời bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 đối với ông Nagoya Yutaka.

Báo Đầu Tư
Đăng ngày 19/06/2020
Thu Phương
Doanh nghiệp

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 12:00 03/12/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 07:58 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:58 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 07:58 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 07:58 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 07:58 06/12/2024
Some text some message..