Mỡ cá, bột cá tra gặp khó trong khâu tiêu thụ

Thời gian gần đây, việc Trung Quốc tạm ngưng mua các sản phẩm (SP) mỡ cá, bột cá tra (được sản xuất (SX) tại ĐBSCL) làm cho các doanh nghiệp (DN) kinh doanh trên lĩnh vực này gặp khó. Bởi, hơn 10 năm qua, các cơ sở SX, DN chỉ xuất khẩu (XK) vào thị trường Trung Quốc, vì vậy khi thương nhân nước này ngưng nhập hàng thì ngay lập tức việc tiêu thụ gặp khó khăn.

Mỡ cá, bột cá tra gặp khó trong khâu tiêu thụ
Mỡ cá, bột cá tra gặp khó trong khâu tiêu thụ, các dây chuyền sản xuất cũng hoạt động cầm chừng

Mỡ cá, bột cá tra là SP XK của các nhà máy chế biến cá tra XK hiện nay. Quá trình chế biến từ cá tra nguyên liệu tươi sống thành SP XK, ngoài thành phẩm thu được còn có một lượng lớn phụ phẩm thải ra ngoài (chiếm khoảng 67% khối lượng nguyên liệu đầu vào). Lượng phụ phẩm này thông thường bao gồm: đầu cá, xương cá, mỡ cá, bụng cá, nội tạng cá, thịt vụn, vè cá, máu cá… rất có giá trị về mặt dinh dưỡng.

Để tận dụng lượng phụ phẩm này, các DN chế biến cá tra XK đã tổ chức phân loại: đầu, xương, thịt vụn… mang đi hấp, sấy khô để làm ra bột cá tra, còn mỡ thì mang đi nấu. Riêng bong bóng, bao tử đã trở thành món ăn khoái khẩu cho thực khách tại các nhà hàng, quán ăn trên cả nước. Bột cá giàu Protein là thành phần để SX thức ăn chăn nuôi. Mỡ cá chứa nhiều các A-xít béo no SFA, các A-xít béo không no MUFA, PUFA, Omega 3, EPA, DHA và các Vitamine được dùng để SX thức ăn gia súc, dầu Biodiesel và dầu ăn giàu dinh dưỡng cho người.

Hiện nay, SP bột cá, mỡ cá được tiêu thụ trong nước và XK, trong đó chủ yếu XK sang thị trường Trung Quốc là chính. Các DN chế biến thức ăn gia súc, gia cầm xem bột cá tra là nguồn cung cấp dinh dưỡng đạm tối ưu cho động vật. Đây là nguồn đạm quý bởi chất đạm của cá có đủ các A-xít amin cần thiết như: Lysine, Tyrozin, Tryptophan, Systin, Methionin (cao hơn thịt). Đặc biệt, chất đạm trong cá tươi dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn so với thịt, năng lượng, chất khoáng, Vitamine… dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Cụ thể, về độ đạm đạt ở mức từ 57-65%, độ ẩm: 10% Max, chất béo 12% Max…

“Hơn 10 năm qua, các cơ sở, DN chế biến mỡ cá, bột cá tại ĐBSCL tập trung bán cho thương nhân Trung Quốc, vì thị trường này tiêu thụ số lượng lớn, chất lượng SP không đòi hỏi gắt gao như các thị trường khác. Vì vậy, khi Trung Quốc ngưng mua hàng thì ngay lập tức chúng ta gặp khó khăn” - Giám đốc Công ty TNHH Thành Nam Nguyễn Thành Nam chia sẻ.

Trung Quốc ngó lơ, SP mỡ cá, bột cá tra phải “nằm chờ” cơ hội là thực tế mà các DN kinh doanh mặt hàng này đang phải gánh chịu. Phân tích về nguyên nhân SP mỡ cá, bột cá tra đang gặp khó như hiện nay, nhiều DN tham gia XK mỡ cá, bột cá tra cho biết, năm 2017 vừa qua, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu (NK) bột cá từ Peru đạt mức 1,57 triệu tấn/năm; con số này xấp xỉ mốc kỷ lục 1,58 triệu tấn mà Trung Quốc NK bột cá từ Peru vào năm 2005. Do Trung Quốc NK quá nhiều SP bột cá từ Peru nên lượng tồn kho còn nhiều, việc hạn chế NK bột cá từ Việt Nam là điều dễ hiểu.

Đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn là quốc gia NK bột cá lớn nhất thế giới. Trong số các nước cung cấp bột cá cho Trung Quốc, ngoài Peru, Chile, Mỹ còn có Việt Nam. Nếu trước Tết, giá bột cá được các thương nhân Trung Quốc mua với giá 435 đồng/1độ đạm thì nay chỉ còn 400 đồng/1 độ đạm. Với mức giá này, các cơ sở chế biến, DN XK bột cá đều bị thua lỗ vì giá bán rớt dưới giá thành SX. “Trước thực tế này, buộc lòng các cơ sở chế biến lẫn thương mại đều phải bảo quản hàng trong kho, nằm chờ giá lên mới xuất bán” - chị Trần Thị Lài (Chủ cơ sở chế biến bột cá tra huyện Châu Phú) chia sẻ.

XK mỡ cá, bột cá tra gặp khó là kết quả của quá trình kinh doanh tập trung xuất SP vào một thị trường, vì vậy khi thị trường này ở mức bảo hòa thì tình trạng “cung vượt cầu” đã xảy ra. Hiện nay, mỗi năm có hàng trăm ngàn tấn bột cá tra được bán sang Trung Quốc để làm thức ăn chăn nuôi. Thị trường Trung Quốc gặp khó đã khiến nhiều DN kinh doanh mặt hàng này lao đao, vì vậy, đa dạng hóa thị trường XK là bài toán đặt ra cho các DN phải giải đáp trước mắt cũng như lâu dài.

“Chúng tôi đang tìm cách đưa SP mỡ cá, bột cá tra vào các thị trường khác như Chile nhằm tránh những rủi ro. Bên cạnh việc đa dạng hóa thị trường XK, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc chào bán SP cho các DN chế biến thức ăn gia súc, để đẩy mạnh đầu ra cho SP” - Giám đốc Công ty TNHH Thành Nam Nguyễn Thành Nam chia sẻ.

Báo An Giang
Đăng ngày 07/06/2018
Minh Hiển
Doanh nghiệp

Tủ điều khiển dành cho người nuôi tôm - Không để điện hao, nâng cao an toàn

Vận hành thiết bị đúng cách không chỉ nâng cao năng suất mà còn quyết định thành bại của cả một vụ nuôi. Hiểu rõ điều này, Farmext với Tủ điều khiển Farmext Cabinet SE – giải pháp vận hành hiện đại, tiết kiệm điện năng, cắt giảm chi phí, được thiết kế tối ưu cho điều kiện thực tế của ao nuôi thủy sản tại Việt Nam.

Farmext Cabinet
• 08:00 27/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 10:35 24/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 14:00 23/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 05:37 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 05:37 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 05:37 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:37 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 05:37 27/12/2024
Some text some message..