Mô hình chợ tôm giống tập trung

Gọi là chợ, nhưng thực chất chỉ là đoạn quốc lộ nằm cặp theo tuyến sông xáng, từng tốp xe tải dừng lại để giao dịch. Người mua cũng đủ loại, chủ các cơ sở ương vèo có, nông dân nuôi nhỏ lẻ có.

Mô hình chợ tôm giống tập trung
Để chặn kiểm tra xe chở tôm giống lưu thông trên đường, cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng chức năng

Để ngăn chặn việc phát tán tôm giống kém chất lượng, Bộ NN-PTNT đã đề nghị UBND các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang chỉ đạo các Sở, ngành kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng tôm bố mẹ sử dụng cho sinh sản, đồng thời xóa bỏ các chợ tôm giống tự phát, tập trung vào một địa điểm, khu vực cố định để quản lý hiệu quả.  

Từ chợ tự phát

Đến nay, tỉnh Kiên Giang đã làm được điều này với chợ tôm giống Đông Thái, có nhà xưởng, máy móc với lực lượng kiểm tra chất lượng tại chỗ và nông dân đến đây mua tôm được hỗ trợ kiểm tra dịch bệnh miễn phí. Bước đầu việc xây dựng chợ tôm tập trung đã phát huy hiệu quả.

Là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn, nhất là nuôi quảng canh tôm – lúa, nông dân thả nuôi tôm sú là chính, mà nguồn con giống lại chủ yếu nhập từ nơi khác về, vì vậy giống các tỉnh khác, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng hình thành những chợ tôm giống tự phát.

Chợ thường họp rất sớm tại khu vực cầy Thứ Bảy, thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, nên người dân quen gọi là chợ tôm giống Thứ Bảy hay chợ tôm Đông Thái. Từ đây, tôm giống được vận chuyển bằng các xe tải đông lạnh ở các tỉnh miền Trung về, sẽ lan tỏa ra mọi ngõ ngách của 4 huyện vùng U Minh Thượng, vùng nuôi tôm quảng canh lớn của tỉnh, để người dân thả nuôi.

Gọi là chợ, nhưng thực chất chỉ là đoạn quốc lộ nằm cặp theo tuyến sông xáng, từng tốp xe tải dừng lại để giao dịch. Người mua cũng đủ loại, chủ các cơ sở ương vèo có, nông dân nuôi nhỏ lẻ có. Cách chọn mua là giơ từng bọc tôm giống lên ánh sáng, quan sát tôm bơi lội tốt, màu sắc bắt mắt là được. Có người kỹ tính thì đổ ra thau nước, lấy tay khấy tròn xem tôm lội và phản ứng nhanh mới mua. Còn tôm có bị còi hay mang mầm bệnh gì nguy hiểm thì chịu.

Cách mua bán ở chợ tự phát này là “tiền trao, cháo múc”, hàng mua rồi miễn trả lại và không có ràng buộc nào trách nhiệm, nếu tôm nhiễm bệnh. Ông Phan Văn G, một chủ ương vèo tôm giống ở đây cho biết, mình đã từng “ăn phải quả đắng” khi mua tôm giống ở chợ tự phát này. Ông G là dân trong nghề nên dùng mắt thường liếc qua là biết tôm giống tốt hay xấu. Tuy nhiên, đôi khi vẫn phải trả giá.

chợ tôm giống, tôm giống, chất lượng tôm giống, nuôi tôm

Chợ giống thủy sản tập trung, giúp ngành nông nghiệp Kiên Giang quản lý tốt nguồn chất lượng tôm giống

“Tôi thường mua tôm giống về thuần (ương vèo) khoảng một tuần cho quen nước, môi trường rồi bán lại cho nông dân thả nuôi. Có bày tôm nhìn rất đẹp, bơi lội nhanh nhưng về thuần 3-5 ngày sau là chết sạch. Không biết họ cho hóa chất gì mà tôm con lội rất khỏe, xòe đuôi. Dân tụi tôi gọi đó là tôm “ma túy” vì nó giống như kẻ nghiện lúc ngáo đá, tinh thần rất phấn khích, nhưng hết thuốc là rụi luôn”, ông G. chia sẻ.

Dân trong nghề, một vụ tôm có thể ương vèo mấy chục bày tôm giống còn bị lừa thì những người dân cả năm chỉ đi mua tôm giống thả nuôi có 1, 2 lần tránh sao cho khỏi. Ông Lương Thanh Phương, ở xã Thuận Hòa, huyện An Minh, cho biết, vì gia đình không có ao vèo nên tôm giống mua về thả thẳng xuống vuông nuôi luôn.

Hên thì gặp bày tôm khỏe, mau lớn, còn xui thì nuôi cứ rụi dần, cỡ 10-15 ngày tuổi, ban đêm soi đèn không thấy là phải mua bày khác thả vào. Con tôm chết có nhiều nguyên nhân, dịch bệnh có, sốc môi trường có, mình có muốn bắt đền chủ bán tôm giống cũng chẳng biết vin vào cái gì được, đành chịu.  

Lập chợ tập trung, quy củ

Trước thực trạng chợ tôm giống họp tự phát, rồi luồn sâu vào các kênh rạch đến tay người nuôi, trong đó có cả phát tán tôm giống kém chất lượng, mang mầm bệnh, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã tìm các biện pháp để ngăn chặn. Bên cạnh lập các chốt kiểm soát trên các trục lộ chính đi vào tỉnh, địa phương còn đầu tư xây dựng chợ tôm giống tập trung tại khu vực Thứ Bảy (huyện An Biên).

Ông Nguyễn Thành Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Kiên Giang cho biết, chợ tôm giống tập trung đã hoạt động được 2 năm nay. Tất cả các xe tôm giống khi về đây đều tập trung vào chợ, để kiểm tra các giấy tờ lưu thông theo quy định, đồng thời lấy mẫu tôm giống để kiểm tra.

chợ tôm giống, tôm giống, chất lượng tôm giống, nuôi tôm

Rất nhiều công ty, đơn vị SX, cung cấp tôm giống mở văn phòng tại điểm buôn bán giống thủy sản tập trung, giúp nông dân dễ tiếp cận

Chi cục bố trí cán bộ luôn túc trực tại đây, mẫu tôm sau đó sẽ được chuyển về đơn vị để kiểm tra các loại bệnh nguy hiểm, kết quả có ngay trong ngày. Nếu phát hiện có dịch bệnh là sẽ lập biên bản, tiến hành tiêu hủy để tránh lây lan mầm bệnh, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Từ khi có chợ tôm giống tập trung, nhiều công ty, đơn vị SX, cung ứng tôm giống đã đăng ký mở văn phòng, thuận tiện cho người dân đến giao dịch.

Theo ông Đức, từ đâu vụ nuôi đến nay, đơn vị đã kiểm soát được 1,679 tỷ con tôm giống nhập tỉnh, đồng thời cho xuất tỉnh trên 991 triệu con. Qua kiểm tra, đã lấy 123 mẫu tôm để xét nghiệm, phát hiện 20 mẫu bị nhiễm bệnh đốm trắng, 3 mẫu bị hoại tử gan tụy, 2 mẫu bị bệnh còi, buộc phải tiêu hủy. Nhờ đó, đã hạn chế được việc phát tán mầm bệnh ra môi trường nuôi.

Ngoài ra, năm 2019, tỉnh Kiên Giang tiếp tục cấp kinh phí cho ngành nông nghiệp hỗ trợ xét nghiệm bệnh tôm giống miễn phí cho nông dân và cấp hóa chất Chlorine tiêu hủy tôm nuôi bị bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo đó, các hộ nuôi tôm (ngoại trừ cơ sở SX, kinh doanh tôm giống và đơn vị nuôi thâm canh, bán thâm canh) sẽ được hỗ trợ xét nghiệm miễn phí bệnh đốm trắng (WSD), hoại tử ngan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm giống.

Đồng thời hỗ trợ hóa chất sát trùng Chlorine để xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới phát sinh ở cơ sở, hộ nuôi có tôm bị nhiễm các bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, đầu vàng (YHV), hội chứng Taura (TSV), hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), hoại tử cơ (IMNV), tránh lây lan ra diện rộng.

Tại Kiên Giang, khi người nuôi có nhu cầu mua tôm giống, chỉ cần xin mẫu tôm tại các cơ sở ương vèo, mang trực tiếp đến các Trạm Chăn nuôi - Thú y; Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật hoặc Phòng Quản lý dịch bệnh, thuộc Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh là được hỗ trợ làm xét nghiệm miễn phí, kết quả có ngay trong ngày. Thông qua việc làm này, người nuôi sẽ tránh mua nhầm các bày tôm giống bị nhiễm bệnh.

NNVN
Đăng ngày 02/04/2019
Đ.T. Chánh
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 19:36 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 19:36 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 19:36 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 19:36 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 19:36 07/11/2024
Some text some message..