Mô hình diện tích nhỏ giúp nông dân thoát nghèo

Với diện tích nhỏ và thời gian lao động nhàn rỗi, gia đình anh Nam đã dần dần thoát nghèo. Hiện gia đình anh đã trả hết nợ và còn tích góp được thêm chút ít vốn nhờ mô hình nuôi lươn không bùn.

Mô hình diện tích nhỏ giúp nông dân thoát nghèo
Anh Nam chia sẻ về cơ duyên đến với nghề nuôi lươn không bùn

Mô hình nuôi lươn không bùn không còn là mới lạ và nó cũng chính là mô hình mang lại nhiều sự thay đổi trong cuộc sống của một gia đình nông dân nghèo - gia đình anh Nguyễn Văn Nam ở ấp Vĩnh Phú A, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

Gia đình anh Nam vốn là hộ nghèo ở địa phương, hàng ngày anh đi làm thuê, ai mướn gì anh cũng làm; hàng đêm anh đi đặt dớn bắt cá bán lấy tiền nhưng “nghèo vẫn hoàn nghèo”. Năm 2017, tình cờ anh gặp và nói chuyện với ông Ba Niềm ở xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, được biết gia đình ông Niềm làm nghề cho lươn đẻ. Anh tò mò hỏi về cách nuôi, giá con giống và nơi bán lươn thịt. Khi đó, anh Nam được ông Niềm hướng dẫn tận tình cách nuôi và nói có bao tiêu sản phẩm đầu ra nếu mua con giống ở tại nhà ông. Là người ham học hỏi, thích chăn nuôi, anh bắt đầu tìm hiểu thêm về đối tượng nuôi, phương pháp, kỹ thuật nuôi trên báo, đài và những người đi trước. Từ đó, anh quyết định sửa chuồng heo của nhà để nuôi thử mô hình này.

Diện tích khu nuôi của anh chỉ khoảng gần 8 m2, được chia làm 02 ô, mỗi ô chỉ hơn 3 m2. Vụ đầu anh thả với số lượng là 3.000 con giống, giá con giống là 3.200 đồng/con. Trong 2 tháng đầu anh cho ăn thức ăn trùn quế trộn với thức ăn cỡ nhỏ. Qua 2 tháng anh cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên, kích cỡ thức ăn tùy giai đoạn và theo cỡ miệng của lươn. Nguồn nước anh sử dụng hoàn toàn bằng nước giếng khoan. Một ngày anh thay nước khoảng 2 lần sau khi cho ăn 1 giờ. Vụ đầu khoảng 15 ngày hoặc một tháng anh cho ăn thêm vitamin C và men tiêu hóa một lần, nhưng ở vụ sau thỉnh thoảng anh chỉ cho ăn thức ăn trộn thêm với tỏi, không cho ăn thêm thuốc men nào khác.

Anh Nam cho biết nuôi lươn không bùn, công chăm sóc rất nhẹ, có thể tận dụng thời gian rảnh hàng ngày, nếu đi làm chỉ cần nhờ người cho ăn, thay nước, miễn sao đừng để nước bẩn là được.

Vụ đầu tiên anh xuất bán lươn với giá là 115.000 đồng/kg (giá xô ngang), thu được trên 37 triệu đồng, trừ chi phí còn lợi nhuận trên 18 triệu đồng. Vụ thứ 2 anh thả nuôi 3.000 con giống, giá bán 155.000 đồng/kg, trừ chi phí anh còn lợi nhuận khoảng trên 30 triệu đồng. Từ đó, anh tiếp tục thả nuôi và duy trì cho đến nay.

TTKNQG
Đăng ngày 02/08/2019
Trần Thị Loan
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:15 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 14:15 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 14:15 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 14:15 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 14:15 26/11/2024
Some text some message..