Mô hình hiệu quả: Đa dạng đối tượng nuôi - hạn chế dịch bệnh

Nuôi kết hợp, xen ghép nhiều đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, nuôi luân canh các đối tượng khác nhau theo mùa vụ trong năm, nuôi các đối tượng mới, đó là cách mà người dân nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Kim Sơn đang làm để hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất, góp phần cải tạo hệ sinh thái vùng nuôi.

Mô hình hiệu quả: Đa dạng đối tượng nuôi - hạn chế dịch bệnh
Chăm sóc thủy sản trong những ngày nắng nóng luôn được các hộ nuôi chú trọng.

Những mô hình hiệu quả

Ông Vũ Văn Bạo ở xã Kim Đông, huyện Kim Sơn trước chỉ nuôi tôm sú, tôm thẻ nhưng vài năm trở lại đây chuyển sang nuôi thêm cá vược nhờ đó kinh tế gia đình nâng lên thấy rõ. Ông Bạo cho biết: Con tôm mấy năm nay dịch bệnh nhiều, đầu tư 30-40 triệu đồng nhưng không may bị dịch thì chỉ qua một đêm là trắng tay. Trước khó khăn đó tôi đã đi thăm quan mô hình nuôi cá vược ở Hải Phòng và về nuôi thử. 

Ngay năm đầu tiên đã thắng lớn, cá dễ nuôi, lớn nhanh và hầu như không có bệnh tật gì. Để sản xuất 1 kg cá vược thương phẩm thì cần khoảng 5 kg cá tạp. Loại cá tạp này rất sẵn có ở địa phương, giá chỉ có 10-12 nghìn đồng/1kg. Trong khi đó giá bán 1kg cá vược là 120-150 nghìn đồng/1kg (tùy kích cỡ). Tính ra nuôi 1.000 con cá vược có thể thu lãi 50 triệu đồng. Tiếp đà thắng lợi, tận dụng 1,5 mẫu nuôi tôm sẵn có, 5 năm nay, năm nào tôi cũng thả 3000 con cá vược, đều đều bỏ túi 150 triệu đồng/năm. Ông Bạo cho biết thêm: Hiện tại, nhiều hộ dân trong khu vực cũng lựa chọn con cá vược này để nuôi thay thế một phần diện tích nuôi tôm, cho thu nhập ổn định.

“Lợi nhuận không bằng con tôm, con ngao, nhưng được cái ăn chắc”-đó là tâm sự của ông Phạm Văn Tam, xóm 6, Kim Trung khi nói về hiệu quả của con cá mú. Ông Tam chia sẻ: Gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản gần 20 năm nay rồi, nuôi tôm nuôi cua mãi, dịch bệnh hoài nên tôi chuyển sang con cá mú. 

Đây là một trong những loài có giá trị kinh tế cao do thịt cá ngon, chứa nhiều dinh dưỡng và thị trường rất ưa chuộng. Cá lớn tương đối nhanh, kỹ thuật nuôi không phức tạp, khâu quản lý, chăm sóc dễ dàng. Chỉ lưu ý thời điểm cuối mùa thu đánh một đợt thuốc chống ghẻ, sang mùa đông thì vớt 1 ít rau câu thả vào ao là được. Về giá trị kinh tế, nuôi 3000 con cá mú chi phí hết 100 triệu đồng tiền giống, 150 triệu đồng thức ăn, sau 15 tháng sẽ thu được khoảng 4,5 tấn cá thương phẩm với giá bán 19-20 nghìn đồng/1kg, thu khoản lãi khoảng 600 triệu đồng.

Không chỉ đưa vào nuôi các đối tượng thủy sản mới như cá mú, cá vược, hiện nay, trên địa bàn các xã ven biển huyện Kim Sơn, nhiều hộ dân còn sử dụng hình thức nuôi kết hợp, xen ghép nhiều đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, nuôi luân canh các đối tượng khác nhau theo mùa vụ trong năm Cụ thể như: nuôi cá đối mục xen với tôm sú, nuôi cá diêu hồng xen với tôm thẻ, nuôi cua xanh… 

Theo bà con thì hình thức nuôi này có cái lợi là: Các đối tượng ở các tầng nước khác nhau sẽ hỗ trợ cho nhau, chất thải của con này có thể làm thức ăn cho con kia, qua đó giúp làm sạch môi trường nước. Bên cạnh đó, dịch bệnh được kiểm soát, không lây chéo cho nhau.

Ông Trần Văn Kiệm, xóm 5, Kim Đông cho biết: Hình thức nuôi xen ghép cá đối mục với tôm sú trong cùng một ao mà ông đang áp dụng đã mang lại “lợi ích kép” vừa nâng cao giá trị kinh tế vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mỗi năm, gia đình ông thả trung bình 20 vạn con giống tôm sú và 1.000 con giống cá đối mục, doanh thu trung bình mỗi năm khoảng 250 triệu đồng, hiệu quả kinh tế gấp 2 lần so với nuôi độc canh tôm sú.

Có thể nhân rộng

Những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển huyện Kim Sơn có những bước phát triển khá. Tuy nhiên, thực tế vài năm trở lại đây cho thấy tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản diễn biến phức tạp, đặc biệt trên con tôm. Vấn đề này liên quan đến nhiều yếu tố như chất lượng giống, diễn biến phức tạp của thời tiết khí hậu, tình trạng lạm dụng thuốc thú y, hóa chất, trình độ thâm canh, các chất thải từ sinh hoạt, nông nghiệp làm ảnh hưởng đến nguồn nước, sự phát triển của các đối tượng thủy sản.

Ngoài các biện pháp như quy hoạch lại các vùng nuôi trồng thủy sản, nâng cao các biện pháp kỹ thuật canh tác, ban hành lịch thời vụ hợp lý cho từng đối tượng, đẩy mạnh quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh…thì đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản là điều cần thiết để phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.

Ông Phạm Văn Hải, Trạm trưởng Trạm thủy sản Kim Sơn – Yên Khánh cho biết: Đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản là hình thức nuôi kết hợp, xen ghép nhiều đối tượng trên cùng một đơn vị diện tích, nuôi luân canh các đối tượng khác nhau theo mùa vụ trong năm nhằm tận dụng những đặc điểm sinh học của các đối tượng đó để hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, phục hồi môi trường các vùng nuôi thường xuyên bị dịch bệnh, kém hiệu quả. Trong hình thức nuôi xen ghép, việc kết hợp các đối tượng nuôi có đặc tính hỗ trợ lẫn nhau đã tận dụng hết thức ăn từ tầng mặt, tầng giữa đến tầng đáy, hạn chế sử dụng các loại thuốc xử lý môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng sản xuất bền vững. Đặc biệt, đa dạng hóa sản phẩm sẽ tránh được việc “được mùa, mất giá”.

Với những lợi ích như vậy, thời gian qua, Chi cục Thủy sản đã triển khai xây dựng nhiều mô hình để định hướng cho bà con vùng ven biển Kim Sơn nuôi đa con, đa canh như: mô hình nuôi cá vược, cá mú, mô hình nuôi cá diêu hồng xen với tôm thẻ, cá đối mục xen với tôm sú … 

Nhìn chung, các mô hình nuôi thử nghiệm đã khai thác tốt lợi thế điều kiện tự nhiên, lao động ở địa phương và trị kinh tế cao hơn khoảng 30%. Đây là cơ sở để các hộ nuôi trên địa bàn tỉnh có thể nhân rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều lưu ý của hình thức nuôi này là phải đúng thời điểm mùa vụ, nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật từ khâu chọn giống, phòng bệnh và chăm sóc. Đồng thời, người dân cần tìm hiểu đặc điểm, điều kiện tự nhiên của từng vùng để kết hợp đối tượng nuôi trồng cho phù hợp. Bên cạnh đó là vấn đề đầu ra cho sản phẩm, bởi hiện nay đa phần các đối tượng nuôi mới này chưa có đầu ra ổn định mà phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái nên phải hết sức thận trọng.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 24/06/2019
Hà Phương
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Ao tôm bị nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền là một loại nấm hại phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tôm và hiệu quả nuôi trồng. Đây là loại nấm phát triển trên bề mặt ao, hình thành các đốm tròn giống như đồng tiền. Khi nấm đồng tiền phát triển mạnh, chúng có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường ao và tôm nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:00 04/09/2024

Quản lý nấm đồng tiền trong ao tôm

Kiểm soát và xử lý tình trạng nấm đồng tiền xuất hiện trong ao canh tác luôn là thách thức đối với người nuôi bởi không chỉ làm tôm bị bệnh, khiến chất lượng tôm suy giảm, nấm đồng tiền còn bám vào các thiết bị trong ao nuôi như quạt, vỉ ôxy,…gây khó khăn cho việc xử lí và khiến tôm nuôi mắc nhiều bệnh hơn.

Nấm đồng tiền
• 11:47 16/08/2024

Đại dịch phân trắng trên tôm thẻ chân trắng

Năm 2023, cả nước nuôi tôm nước lợ 737.000 ha, cơ bản không tăng so với năm 2022 (Diện tích tôm sú 622.000 ha, tôm thẻ chân trắng 115.000 ha).  Sản lượng 1.120.000 tấn (tăng 5,5% so với năm 2022), trong đó, tôm sú 274.000 tấn và tôm thẻ chân trắng hơn 845.000 tấn. Sản xuất tôm giống đạt khoảng 150 tỷ con (tôm thẻ chân trắng 108 tỷ con; tôm sú: 42 tỷ con).

Ao tôm
• 11:00 15/08/2024

Lưu ý tình hình dịch bệnh đốm trắng đang tấn công ở một số địa bàn nuôi tôm

Hiện nay, đánh giá thấy tình hình diễn biến nuôi tôm khá khó khăn khi người dân phải đối mặt với giá tôm thương phẩm rớt xuống thấp, giá thức ăn và vật tư tăng,..Ngoài ra, điều lo sợ nhất đó chính là sự tấn công của dịch bệnh tại khu vực nuôi. Điều này gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng nếu người dân không chủ động phòng chống ngay từ đầu.

Đốm trắng trên tôm
• 09:52 14/08/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 10:35 12/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 10:35 12/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 10:35 12/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 10:35 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 10:35 12/09/2024
Some text some message..