Mô hình Hợp tác xã NTTS đem hiệu quả cao

Những năm qua, các mô hình HTX nuôi trồng thủy sản (NTTS) hoạt động hiệu quả, phát huy tốt vai trò là “bà đỡ” cho người dân vùng triều ở các địa phương ven biển trong NTTS và tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cũng như đổi mới hình thức tổ chức sản xuất cho người dân.

Mô hình nuôi tôm công nghiệp.
Mô hình nuôi tôm công nghiệp ở xã Nga Tân (Nga Sơn) cho hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi nghiên cứu mô hình HTX NTTS của một số địa phương trong tỉnh về hiệu quả, lợi ích mang lại cho hội viên NTTS, năm 2018, xã Nga Tân (Nga Sơn) quyết định thành lập HTX NTTS với sự tham gia của 21 thành viên là những người đang trực tiếp tổ chức sản xuất NTTS trên địa bàn.

Từ khi được thành lập, HTX NTTS Nga Tân đã trở thành cầu nối hỗ trợ các xã viên trong sản xuất. Khuyến khích, vận động người dân NTTS mở rộng diện tích, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi thả. Bên cạnh đó, HTX còn phối hợp với phòng chuyên môn của huyện Nga Sơn hướng dẫn người nuôi từ việc lựa chọn, ươm giống, mật độ thả, vệ sinh ao nuôi, phòng bệnh cho thủy sản nuôi. Đồng thời, HTX là đầu mối liên hệ với các công ty cung ứng giống, thức ăn và thuốc thủy sản để phân phối cho các thành viên và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Toàn xã Nga Tân, có diện tích NTTS 250 ha, với 130 hộ dân tham gia nuôi trồng.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nga Tân, cho biết: Trước đây, nhiều hộ dân của xã Nga Tân NTTS tự phát, manh mún, nhỏ lẻ. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Do vậy, việc thành lập HTX NTTS làm cầu nối cho người dân trong phát triển NTTS là cần thiết, được địa phương quan tâm. Để mô hình HTX NTTS tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao đời sống của người dân, địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện để HTX từng bước tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và thực sự là hạt nhân tập hợp người dân trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong NTTS.

Năm 2016, HTX dịch vụ NTTS Hoằng Phong, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa) được thành lập đã giúp các xã viên hỗ trợ nhau trong sản xuất và xây dựng quy chế hoạt động của các hộ trong vùng NTTS. Tổ chức thực hiện cung cấp nguồn giống có chất lượng, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, các chế phẩm sinh học, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong NTTS...

Hệ thống hạ tầng vùng NTTS từng bước được cải tạo và nâng cấp, tạo thuận lợi cho người dân sản xuất. Hàng năm, HTX đã cung cấp cho xã viên nuôi thả 6,5 triệu con tôm sú, 10 vạn con cá đối nục, 6 triệu con cua xanh, 30 triệu con tôm thẻ chân trắng...

Bên cạnh đó, HTX còn cung cấp một số chế phẩm sinh học phục vụ xã viên cải tạo ao đồng chuẩn bị cho các vụ thả nuôi mới. Ông Trương Văn Nương, người NTTS ở xã Hoằng Phong cho biết: Trước đây, người dân tự chủ động nguồn giống, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát nguồn gốc dịch bệnh.

Từ khi có HTX, từ con giống đến thức ăn phục vụ cho NTTS được HTX ký trực tiếp với công ty cung ứng cho xã viên với giá ưu đãi, đồng thời, giúp cho xã viên vay vốn ngân hàng để đầu tư cơ sở hạ tầng NTTS, hỗ trợ, giúp đỡ xã viên về kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, trao đổi những kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. HTX hỗ trợ, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân chuyển đổi từ NTTS quảng canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã phát triển được 9 HTX NTTS, chiếm 1,3% số lượng HTX của toàn tỉnh và tập trung ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nga Sơn. Thực hiện Luật HTX năm 2012, các HTX NTTS đã tập trung đổi mới bộ máy quản lý, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Báo Thanh Hoá
Đăng ngày 08/07/2021
Lê Hợi
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 06:46 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:46 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 06:46 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:46 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 06:46 06/11/2024
Some text some message..