Mô hình nuôi artemia ở Sóc Trăng

Nuôi artemia và làm muối là nghề truyền thống đặc trưng của nông dân ven biển TX. Vĩnh Châu. Nhưng khi việc sản xuất muối bấp bênh, thu nhập của diêm dân không ổn định thì việc nuôi artemia là nghề nuôi được nhiều người dân lựa chọn.

nuôi con giống bố mẹ artemia tại Vĩnh Châu
Bể nuôi con giống bố mẹ artemia tại Vĩnh Châu

Trứng artemia có chất dinh dưỡng cao, kích thước và giai đoạn ấu trùng nhỏ, hàm lượng acid béo không no cao, thích hợp cho sự bắt mồi và phát triển của ấu trùng tôm, cá, cua để đạt tỷ lệ sống cao. Điều hấp dẫn người dân đến với nghề nuôi artemia đem về nguồn thu nhập lớn, mặc dù artemia khó nuôi, đòi hỏi phải có tay nghề kỹ thuật và sự siêng năng, chăm chỉ trong quá trình nuôi ao và tạo nên thành phẩm.

PGS.TS Nguyễn Văn Hòa - Trưởng Bộ môn kỹ thuật nuôi hải sản, Khoa Thủy sản (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết: “Tôi và các đồng nghiệp đã di nhập artemia từ Mỹ về nuôi thử nghiệm tại Vĩnh Châu hơn 30 năm trước và nhận thấy artemia có rất nhiều loài và hàm lượng dinh dưỡng theo loài cũng khác nhau nhưng qua sự tư vấn của nhiều nhà khoa học, tôi đã chọn loại artemia có thể thích ứng với điều kiện khí hậu tại vùng đất ven biển Vĩnh Châu”.

Bản thân artemia bơi lội chậm nên chúng không thể sống ngoài tự nhiên, vì sẽ bị các loài thủy sản khác tấn công và nó có hàm lượng chất đạm cao, rất cần thiết cho nuôi vỗ giống thủy sản bố mẹ và các loài ấu trùng tôm, cá, cua trong quá trình sản xuất giống. Đồng thời, để việc nuôi thủy sản thành công phụ thuộc rất nhiều vào trứng artemia và sản lượng trứng cần làm thức ăn thủy sản khoảng 500 tấn/năm mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất giống.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hòa để nuôi artemia thành công trên ruộng muối, cần có các mô hình cần thiết, như: xây dựng ao nuôi, cung cấp nước, hệ thống nuôi ao, cho ăn… Kể cả khâu chế biến, kiểm tra chất lượng đóng lon mới hoàn chỉnh quy trình.

Trao đổi với chúng tôi, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Artemia Vĩnh Châu Đinh Hoàng Vũ chia sẻ: “Tôi là một trong những người đến với nghề nuôi artemia khá sớm và artemia đã đem về nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình, cải thiện cuộc sống không chỉ riêng gia đình tôi mà còn nhiều hộ dân theo nghề. Trải qua thời gian dài, nghề nuôi artemia phát triển mạnh, địa phương đã khuyến khích nông dân liên kết lại thành lập Hợp tác xã Artemia vào năm 2011 và kết hợp các HTX vừa nuôi artemia vừa làm muối thành liên minh HTX, tổng diện tích nuôi 600ha, có 362 thành viên tham gia. Riêng tại Hợp tác xã Artemia Vĩnh Châu có tổng diện tích là 60ha, chỉ chuyên canh nuôi artemia với 13 thành viên”.

Hiện nay, ngoài việc trực tiếp nuôi artemia tại hộ gia đình, nhiệm vụ của HTX còn cung ứng con giống, tạm ứng kinh phí trong suốt quá trình sản xuất của thành viên và thu mua trứng artemia sau thu hoạch, đem về chế biến, đóng gói xuất bán trên thị trường. Ông Đinh Hoàng Vũ thông tin thêm: “Artemia chỉ nuôi được vào những tháng mùa khô (tháng 11 âm lịch đến tháng 5 âm lịch năm sau), sản lượng bình quân ước 60kg trứng tươi/1ha. Tuy nhiên, vụ nuôi năm 2017, tình hình nuôi artemia gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng thời tiết, năng suất giảm chỉ còn 20kg trứng tươi/1ha, đa số người nuôi bị thua lỗ. Nếu như những năm trước, sản phẩm trứng artemia bán quanh năm thì hiện tại không có hàng cung ứng cho các trại giống”.

Ông Đinh Hoàng Vũ cho biết thêm: “Các thành viên trong HTX đều có đời sống ổn định nhờ nuôi artemia và đây là một loài thủy sản đặc biệt dành làm thức ăn cho các loại ấu trùng tôm, cua, cá tại các trại sản xuất giống và hiện tại nhu cầu sản xuất con giống rất lớn nên nhiều hộ muốn mở rộng thêm diện tích nuôi. Bên cạnh đó, trứng artemia tăng liên tục, nếu như năm 2010, trứng tươi ở ngưỡng 600.000 đồng/kg thì hiện tại trứng tươi lên tới 1,1 triệu đồng/kg và tính bài toán lợi nhuận 1ha gặp vụ mùa thuận lợi khoảng 60kg/ha, trừ các khoản chi phí người dân bỏ túi vài trăm triệu đồng/ha.

Phó Chủ tịch UBND TX. Vĩnh Châu Nguyễn Chí Công cho biết: “Xét về góc độ kinh tế, artemia là loài thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao, khi PGS.TS Nguyễn Văn Hòa đem con giống về Vĩnh Châu nuôi thử nghiệm, địa phương rất ủng hộ và luôn theo sát tình hình sinh trưởng phát triển của loài thủy sản mới. Ban đầu diện tích nuôi ở mức thử nghiệm nhỏ lẻ và sau quá trình nghiên cứu thành công, người dân bắt tay vào nuôi nên diện tích tăng theo từng năm từ 300ha đến 400ha và hiện tại đã là 650ha, sản lượng hàng năm dao động từ 20 tấn đến 30 tấn và ngoài diện tích đang nuôi trên, địa phương còn phần diện tích đất gần 1.500ha đủ điều kiện sản xuất muối, nuôi artemia và thủy sản.

Dự kiến trong năm 2018, diện tích nuôi artemia mở rộng thêm 200ha và hướng đến năm 2020 chúng tôi quy hoạch vùng nuôi artemia lên 1.000ha nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định cung ứng thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, việc mở mới diện tích nuôi cũng nhằm mục đích tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế tại một số xã còn gặp nhiều khó khăn”.

Với những lợi thế nêu trên, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND TX. Vĩnh Châu làm thủ tục gởi đến Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về Dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý “Vĩnh Châu” cho sản phẩm trứng bào xác artemia là cơ hội để trứng artemia nâng cao giá trị trên thị trường trong nước và kể cả việc xuất khẩu. Lợi thế đấy sẽ tạo cơ hội cho người dân tăng thu nhập cao hơn và trứng artemia sẽ được người sản xuất con giống biết đến nhiều hơn.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 19/06/2017
Thúy Liễu
Nuôi trồng

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 10:18 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:04 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 15:37 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 15:37 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 15:37 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 15:37 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 15:37 18/02/2025
Some text some message..