Mô hình nuôi cá bống bớp bằng nguồn thức ăn tự nhiên

Cá bống bớp tại Nghĩa Hưng, Nam Định được các hộ sản xuất nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên cùng với môi trường nước đảm bảo sạch. Thức ăn cho cá bống bớp là cá quẫn – một loại cá nhiều thịt được lấy thẳng từ bến thuyền của ngư dân.

Mô hình nuôi cá bống bớp bằng nguồn thức ăn tự nhiên
Cá bống bớp. Hình minh họa

Cá bống bớp là loại cá có thịt chắc, hàm lượng mỡ cao, giàu dinh dưỡng, phù hợp cho người già, trẻ nhỏ và người mới ốm dậy. Trong tự nhiên, loại cá này khá hạn chế nên hiện nay đã được nhân giống và nuôi đại trà. Tuy nhiên, nuôi trong môi trường bán tự nhiên, quá trình nuôi loài cá này cũng đòi hỏi phải đảm bảo những yếu tố kỹ thuật nhất định. Điều đó đang được áp dụng trong mô hình nuôi cá bống bớp ở Nghĩa Hưng, Nam Định.

Thức ăn cho cá bống bớp là cá quẫn – một loại cá nhiều thịt được lấy thẳng từ bến thuyền của ngư dân. Sau khi làm sạch, cá quẫn được xay cùng một lượng nhỏ cám chế biến sẵn. Đây cũng là thức ăn cho cá bống bớp từ lúc nhỏ tới khi xuất bán. Lượng thức ăn sẽ được tính toán vừa đủ để tránh ép cá ăn quá nhiều.

"Cá bống bớp không ăn thức ăn công nghiệp, hoàn toàn ăn thức ăn tự nhiên. Khi cho cá ăn, phải ước lượng diện tích nuôi trồng với số lượng mồi thả xuống, đảm bảo cá ăn hết mồi, không ảnh hưởng tới môi trường nước", anh Nguyễn Ngọc Tuyền, chủ cơ sở nuôi cá tại Nghĩa Hưng, Nam Định cho biết.

Không chỉ có nguồn nước lợ tự nhiên, lượng rong xanh trong ao nuôi cũng giúp điều hòa môi trường nước. Người nuôi sẽ cào thay thế lớp rong trong ao, kích thích rong mới sau khoảng 5 - 7 ngày, để đảm bảo môi trường sống cho cá.

Là sản phẩm thủy sản xuất bán dưới dạng tươi sống nên sau thu mua, cá được phân loại theo kích cỡ, đóng vào khay xốp nhỏ có đá lạnh đặt giữa nhằm duy trì nhiệt độ, giúp cá sống từ 5 - 7 ngày trong quá trình vận chuyển. Hiện cá bống bớp được bán tại một số tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...

Tuy nhiên, các hộ nuôi tại Nghĩa Hưng, Nam Định có quy mô nhỏ lẻ, kỹ thuật chỉ được truyền tay nhau. Do vậy, để có thể mở rộng vùng nuôi cá, tạo tính bền vững về cả số lượng và chất lượng đặc sản địa phương, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có quy hoạch dài hơi cho vùng nuôi trồng này.

VTV
Đăng ngày 06/06/2017
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:08 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:08 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:08 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 11:08 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 11:08 23/11/2024
Some text some message..