Mô hình nuôi cá trên ruộng trong mùa nước nổi

Đây là mô hình nhằm tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẳn có, để giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập cho đất trồng lúa, đồng thời cải thiện cuộc sống và bảo vệ môi trường sinh thái trên đồng ruộng cho những hộ gia đình tại địa phương.

Mô hình nuôi cá trên ruộng trong mùa nước nổi
Mô hình nuôi cá trên ruộng mùa nước nổi

Hộ ông Nguyễn Văn Lợi hiện cư ngụ ấp Mỹ Hiệp 2, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh là một điển hình với mô hình nuôi cá trên nền đất ruộng mùa nước nổi. Ban đầu thì ông chỉ mới thu hoạch 20 triệu đồng từ nguồn cá nuôi tự nhiên sẵn có trên ruộng, dần dần ông thấy hiệu quả nên tự nhân rộng mô hình 2 lúa -1 cá trên ruộng.

Theo ghi nhận từ ông: Với diện tích ruộng chỉ có 12ha, ông lên bờ bao đến 9ha, để thử nghiệm nuôi cá lóc vào mùa nước nổi, ban đầu ông chia sẽ thêm, ông thả 1.200 con cá lóc đầu nhím, nuôi ghép với 2 kg cá trê loại 248 con và 1,5kg loại 178 con ông thả cá trong mùn để chăm sóc và quản lý. Qua 2 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 100-180g/con thì ông tiến hành chọn lọc loại cá và cho ra khỏi vèo, còn lại những con nhỏ quá chuyển sang ao nuôi khác, nếu làm theo quy trình như thế này thì đến khi thu hoạch kích cỡ cá mới đồng đều.

Ông cho biết để nuôi cá ruộng tốt vào mùa nước nổi bà con cần lưu ý:

- Ruộng nuôi cá: Có thời gian ngập từ 3-4 tháng/năm, bờ bao quanh ruộng cao và chắc chắn, nếu bờ thấp thì phải đăng lưới xung quanh để tránh thất thoát và hao hụt cá.

- Ao, mương hay lung chứa: Ông thiết kế ở đầu ruộng gần nhà, có tác dụng chăm sóc cá và theo dõi ở giai đoạn cá nhỏ hoặc chờ có giá để xuất bán

- Chọn cá nuôi: Ông chọn cá nuôi theo thị trường tiêu thụ, chọn loại cá có khả năng thích nghi với môi trường đất ruộng, phát triển tốt và ăn các loại thức ăn sẵn có trên ruộng.  Lựa chọn loại cá có tính hiền không tìm cách vượt lũ, có tầng nước sống khác nhau.

- Tiêu chuẩn: Cá khoẻ mạnh, lớn nhanh, kích cỡ đồng đều, mật độ thả 50 -100con/m2 là rất phù hợp. Khi cá mua về thì tắm nước muối và thả xuống ao, lung hay mương ương dưỡng khoảng 0,5 – 1 tháng. Khi cá đạt 80 – 100 con/kg thì dâng mực nước để cá lên ruộng tìm mồi. Ông cho ăn bằng mồi ốc và chỉ tận dụng thức ăn có sẵn trong đồng ruộng như: gốc rạ, lúa chét, mùn bã hữu cơ, côn trùng, giun, ốc,…

- Chăm sóc và quản lý: Thường xuyên kiểm tra cống, bọng, lưới bao quanh ruộng,… để hạn chế dịch hại của cá vào ruộng và đồng thời đảm bảo cho cá không thất thoát ra ngoài, dựng chòi canh giữ cá, thay nước thường khi có mùi hôi,..khi mực thấp thì cho nước vào ruộng, định kỳ bón phân cho lúa chét phát triển để tạo thêm nguồng thức ăn cho cá, khi phát hiện cá bị bệnh thì tiến hành điều trị và phân huỷ cá chết để tránh lây lan đến môi trường nước. Mô hình nuôi cá trên ruộng ông chỉ mới bắt đầu nuôi thử nghiệm lần đầu tiên. Hiện nay ông đang theo dõi tiến độ phát triển của việc áp dụng nuôi cá lóc, cá trê vào mùa nước nổi.  Hiện nay tôi là một nông dân chịu mạnh dạn chuyển đổi áp dụng mô hình 2 lúa 1 cá trên nền đất ruộng.

Có thể nói, mô hình nuôi cá ruộng vào mùa nước nổi vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít tốn chi phí đầu tư và nhẹ công chăm sóc. Đây là mô hình mới được nhân rộng để giúp cho hộ gia đình nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên, cải thiện cuộc sống.

TTKN Hậu Giang
Đăng ngày 05/11/2018
Nguyễn Thị Thúy Kiều
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 01:31 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 01:31 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 01:31 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 01:31 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 01:31 23/11/2024
Some text some message..