Mô hình nuôi tảo xoắn (Spirulina)

Tảo xoắn Loài tảo này do tiến sĩ Clement người Pháp tình cờ phát hiện vào những năm 1960 khi đến hồ Tchad ở Trung Phi. Tên Spirulina do gốc từ Latin và Anh ngữ “Spiral”, có nghĩa là “xoắn”. Trong các hồ tảo sống tự nhiên hay nhân tạo và khi ta nhìn bằng mắt thì chỉ thấy đó là một hồ nước xanh lục hay xanh lam tuyệt đẹp dưới ánh nắng mặt trời.

mô hình nuôi tảo
túi tảo spirulina

Tảo xoắn không chỉ có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho con người, làm đẹp da mà còn có lợi cho hệ thần kinh, tim mạch, giảm cholesterrol trong máu .... Chính vì thế, Spirulina đã được coi là một loại thực phẩm chức năng, một loại thức ăn tốt cho sức khỏe và đã được nhiều nước, đứng đầu là Mexico, Mỹ, Nhật, Đài Loan… đưa vào nuôi trồng công nghiệp và sử dụng rộng rãi dưới nhiều dạng chế phẩm khác nhau với sản lượng hàng trăm tấn/năm.

    Thông qua sự khảo sát của tổ chức Les Enfants du Dragon (Pháp) trên địa bàn xã Hưng Phú, ông Trần Văn Mây cư ngụ tại Ấp Phương Hòa 3, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú cũng đã nắm bắt được thông tin về giá trị to lớn, cũng như nhu cầu về tảo Spirulina trong nước và thế giới, nên ông đã đồng thuận hợp tác xây dựng mô hình nuôi trồng, sản xuất tảo xoắn trên khu đất vườn của nhà ông.

    Quy trình sản xuất tảo xoắn khá đơn giản bao gồm hồ nuôi bằng xi-măng, máy che kiểu nhà kính và rào lưới xung quanh, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Một hồ nuôi tảo 50m2 chỉ cần 2 lít tảo giống Spirulina nhân lên, trong quá trình chăm sóc cần bố trí quạt nước; quản lý nhiệt độ 25-350C; pH 9,5 – 10,5; và các thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho tảo trong quá trình nuôi là NaHCO3, NaCO3, NaCl, CO(NH2), NH4H2PO4, MgSO4, K2SO4... Khi thấy độ trong của hồ tảo chỉ khoảng 2 cm tức là mật độ tảo trong hồ đã nhiều thì có thể thu hoạch. Một hồ 50 m2 đến lúc thu hoạch khoảng 10 kg/tuần liên tục trong 3 tháng. Tại đây quy trình từ khâu nuôi tảo Spirulina đến khi thu hoạch đều được kiểm soát chặt chẽ: các sản phẩm chai, lọ, bọc đều được hấp sấy tiệt trùng nghiêm ngặt, tảo sấy khô thành những khúc cớm nhỏ, cho vào túi nylong PA đem cân định lượng 100 g cho mỗi túi, cho qua máy hút chân không. Sản phẩm sau khi đóng gói hạn sử dụng trong vòng 2 năm.

    Tuy nhiên theo ông Mây mô hình nuôi tảo xoắn Spirulina hiện nay của ông chỉ là sản xuất gia công cho tổ chức Les Enfants du Dragon (Pháp) với lại sản phẩm cũng chưa được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chứng nhận, nên sản phẩm làm ra được Tổ chức Les Enfants du Dragon thu lại và cho các Viện mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

    Ông Mây cũng cho biết thêm hướng tới sẽ xin phép Cục an toàn vệ sinh thực phẩm chứng nhận sản phẩm tao Spirulina để được bán ra thị trường.

    Có thể nói, hướng nuôi trồng, sản xuất tảo xoắn đang là một hướng đi mới, tích cực góp phần đa dạng hóa đối tượng của nghề nuôi trồng thủy sản của Tỉnh nhà.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 08/08/2013
Đăng ngày 05/03/2014
Diệp Minh Trường
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 05:08 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 05:08 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 05:08 23/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 05:08 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:08 23/01/2025
Some text some message..