Mô hình nuôi tôm Combine Mini mới lạ cho nông hộ nhỏ

Năm 2021, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam Chi nhánh Bến Tre giới thiệu mô hình mới CPF-Combine Mini dành cho hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Combine Mini có 3 ưu điểm: diện tích nhỏ, vốn ít và sử dụng nhân công trong gia đình, tôm nuôi có thể đạt kích cỡ 20 con/kg. Mô hình mở ra triển vọng làm giàu cho nông hộ nuôi tôm trong tỉnh.

tôm sú
Nhờ môi trường nuôi sạch, tôm khỏe, size tôm lớn nên giá bán con tôm nuôi theo mô hình CPF-Combine Mini cao. Ảnh lerk-frozen.

Ông Lê Thế Hải - Trợ lý Phó tổng giám đốc kinh doanh (Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam) cho biết, hiện 3 mô hình CPF-Combine Mini của ông Vũ Đình Hà tại huyện Bình Đại được đánh giá là bài bản nhất, mô hình mẫu để giới thiệu cho các nông hộ nhỏ lẻ muốn nuôi tôm sạch.

Bí quyết thành công của mô hình CPF-Combine Mini là hệ thống tuần hoàn nước. Giữa lòng thị trấn Bình Đại, đất đai nhỏ lẻ, dân cư san sát, mô hình nuôi tôm mini của ông Hà vẫn đều đặn đi qua 7 vụ nuôi, với tỷ lệ thành công từ 80 - 100%. Ông Vũ Đình Hà chia sẻ: “Hệ thống tuần hoàn nước là “trái tim” của mô hình CPF-Combine Mini. Đa số nông dân đến xem và học cách thực hiện mô hình đều tỏ ra hoài nghi về tính hiệu quả của sự tuần hoàn nước. Bởi vì, 8/10 phần kinh phí đầu tư, đất đai là dành cho tuần hoàn nước. Nhưng tôi khẳng định, “nuôi nước” là yếu tố quyết định sự thành công của mô hình CPF-Combine Mini”. Hệ thống tuần hoàn nước khép kín giúp môi trường nuôi tôm được trong lành, con tôm an toàn trước dịch bệnh, nhà nông tránh được rủi ro, thất thu. Lợi ích hơn nữa là đảm bảo môi trường sống cho khu vực xung quanh, không xả thải trực tiếp ra ngoài, mô hình có hầm biogas, phân tôm không gây mùi hôi, phân sử dụng để bón cho cây trồng rất tốt.

nuôi tôm
Các ao phục vụ tuần hoàn nước được xem là “trái tim” của mô hình Combine Mini. Ảnh Phương Khê.

Về điều kiện để triển khai mô hình CPF-Combine Mini, ông Vũ Đình Hà có bố trí như sau: Diện tích đất cần có 10.000 m2/khu nuôi, số tiền phải đầu tư 800 triệu đồng, cần 2 lao động (thích hợp cho nông hộ ít người chỉ có 2 vợ chồng vẫn quản lý, thực hiện được mô hình). Trong đó, hệ thống tuần hoàn nước chiếm khoảng 8.000 m2 đất cho: 1 ao ương tôm giống (50 - 100 m2 đất), ao xử lý khoảng 500 m2, ao sẵn sàng chứa nước đã lọc sạch 500 m2 và ao lắng (diện tích rộng nhất trong các ao); còn lại là hai ao nuôi, mỗi ao nuôi 500 - 600 m2 đất.

Quy trình tuần hoàn nước khép kín, nước được “nuôi dưỡng” kỹ lưỡng, loại trừ được yếu tố dịch bệnh trên con tôm, nông hộ lại có đủ nước mặn cho mùa vụ quanh năm. Bình quân mỗi năm, mô hình này nuôi được 2,5 vụ tôm thẻ chân trắng. Thời gian nuôi mỗi vụ từ 100 - 110 ngày. Chất được dùng để xử lý nước chủ yếu là thuốc tím và clo, không gây hại cho môi trường. Sau 7 vụ nuôi, ông Vũ Đình Hà đánh giá, tôm nuôi theo mô hình CPF-Combine Mini tỷ lệ thành công từ 80 - 100%, tôm luôn đạt kích cỡ khoảng 28 con/kg. Kích cỡ tôm thu lớn nhất có thể đạt 20 con/kg.

So sánh về chi phí (CP) sản xuất và giá bán ra, CP sản xuất 1kg tôm của hộ nuôi theo cách truyền thống là 80 ngàn đồng/kg, CP sản xuất 1kg tôm theo mô hình CPF-Combine Mini là 100 ngàn đồng/kg, cao hơn 20 ngàn đồng do CP tuần hoàn nước. Tuy nhiên, nhờ môi trường nuôi sạch, tôm khỏe, size tôm lớn nên giá bán con tôm nuôi theo mô hình CPF-Combine Mini lên đến 160 ngàn đồng/kg, lợi nhuận hơn khoảng 40 ngàn đồng so với tôm nuôi thông thường (120 ngàn đồng/kg). Chỉ sau 2 vụ nuôi, nông hộ có thể lấy lại vốn đầu tư. Chất lượng tôm sạch, dễ bán trên thị trường.

Từ mô hình tiên phong CPF-Combine Mini của ông Vũ Đình Hà, đến nay, trên địa bàn huyện Bình Đại đã nhân rộng, với 50 hộ tham gia, tổng diện tích nuôi 50ha (mỗi hộ 1ha). Ông Hà cho biết, để nhân rộng mô hình này cần khuyến khích tinh thần tự cường của nông dân. Bởi vì, nông dân muốn nuôi tôm theo mô hình CPF-Combine Mini chỉ cần kiến thức nuôi tôm cơ bản, nhưng lại cần tinh thần tự cường để đi vay ngân hàng mới có được số vốn 800 triệu đồng đầu tư cho mô hình nuôi. Đồng thời, người nông dân cần nỗ lực học hỏi khi áp dụng mô hình mới.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 06/12/2021
Phương Khê
Nuôi trồng

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá là mô hình sản xuất thủy sản ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này tận dụng các loài thủy sản có khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Dụng cụ đo
• 10:07 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:37 14/03/2025

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, tài nguyên và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trở nên ngày càng quan trọng.

Ao nuôi
• 10:57 13/03/2025

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá tại Bình Định

Nuôi ghép tổng hợp là mô hình kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng một hệ thống nuôi, nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế. Trong mô hình này, tôm, cua và cá được nuôi cùng nhau trong một môi trường sinh thái thích hợp, trong đó mỗi loài thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau về dinh dưỡng, không gian sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những yếu tố có hại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 13/03/2025

Cơ hội gỡ bỏ thẻ vàng IUU sắp tới của ngành thủy sản Việt Nam

Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước cơ hội quan trọng để gỡ bỏ thẻ vàng IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing – khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) do Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng từ năm 2017.

Tàu cá
• 01:10 18/03/2025

Một loài cá có khả năng dùng miệng “bắn hạ” con mồi

Những khả năng mà sinh vật biển sở hữu từ trước đến nay vẫn không ngớt làm nhân loại tò mò và trầm trồ. Điển hình là từ loài cá thòi lòi biết đi trên cạn, cá có tiếng kêu giống tiếng em bé (cá oa oa), loài sên biển tự tái tạo cơ thể,... đến một loài cá mang tên cung thủ với kỹ năng phun nước cách xa tới 2m.

Cá cung thủ
• 01:10 18/03/2025

Nguồn gốc và lịch sử của cá Ranchu

Cá Ranchu là một trong những dòng cá vàng được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ ngoài độc đáo và sự duyên dáng khi bơi lội. Được mệnh danh là "vua của cá vàng" tại Nhật Bản, Ranchu không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang đậm tính nghệ thuật trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc. Để hiểu rõ hơn về Ranchu, chúng ta cần đi sâu vào lịch sử và nguồn gốc của loài cá đặc biệt này.

Cá ranchu
• 01:10 18/03/2025

Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá là mô hình sản xuất thủy sản ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Mô hình này tận dụng các loài thủy sản có khả năng hỗ trợ nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đồng thời giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế.

Dụng cụ đo
• 01:10 18/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 01:10 18/03/2025
Some text some message..