Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong bể xi măng ở Nghệ An

Một nông dân ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây bể bằng bê tông để nuôi tôm công nghệ cao.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong bể xi măng ở Nghệ An
Mô hình nuôi tôm trong bể xi măng của ông Hoàng Xuân Tin ở xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu). Ảnh: Việt Hùng

Bước vào vụ nuôi tôm năm nay, ông Hoàng Xuân Tin ở xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu nuôi thử nghiệm tôm trong bể xi măng. Sau khi ương gieo tôm giống được khoảng 20 ngày, ông thả nuôi trong 18 bể, mỗi bể có diện tích 40 m2

 Đến nay, sau hơn 1 tháng tôm trong bể có trọng lượng 200 con/kg; dự kiến khoảng 70 ngày nữa sẽ thu hoạch, ước đạt 60 - 80 con/kg.


Sau hơn 1 tháng nuôi, tôm trong bể đạt 200 con/kg; dự kiến 70 ngày nữa cho thu hoạch. Ảnh: Việt Hùng.

Bể nuôi tôm được thiết kế rộng từ 25 - 40 m2, chiều cao hơn 1m; mật độ thả từ 220 - 250 con/m2. Với 1 bể nuôi 40m2 sẽ thả khoảng 10.000 con tôm giống. Trong bể nuôi được lắp đặt máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước ra ngoài riêng biệt. Để che mát cho tôm, trên các bể nuôi ông Tin đầu tư dàn mái che bằng tuýp sắt, lợp tôn.

Đây là mô hình nuôi tôm trong bể xi măng đầu tiên trên địa bàn Nghệ An. Ngoài ổn định nhiệt độ môi trường nước, nuôi tôm trong bể sẽ kiểm soát lượng thức ăn, không gây thất thoát ra ngoài.

"Nếu vụ này thành công, gia đình tôi sẽ đầu tư thêm bể nuôi bằng bê tông để giảm diện tích ao đất. Qua đó, hạn chế dịch bệnh lây lan trong môi trường nước. Với quy trình này, vào mùa nắng nóng gay gắt, nhiệt độ môi trường nước sẽ được đảm bảo, tránh tình trạng sốc nhiệt khi thời tiết chuyển mùa đột ngột" ông Tin chia sẻ.

Tính đến ngày 18/4, người nuôi tôm ở các xã An Hòa, Quỳnh Lương, Quỳnh Yên, Quỳnh Thuận... (huyện Quỳnh Lưu) đã thả hơn 400 ha/465 ha diện tích tôm vụ 1, đạt hơn 80% kế hoạch. 

Báo Nghệ An
Đăng ngày 19/04/2018
Việt Hùng
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:36 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:36 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 23:36 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 23:36 20/12/2024
Some text some message..