Mô hình nuôi tôm hồ tròn theo công nghệ Biofloc

Bạc Liêu đã và đang phát triển, liên tục cải tiến nhằm đầu tư hoàn thiện mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh theo hướng bền vững, trong đó có mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ tròn theo công nghệ biofloc. Mô hình có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong ao đất phủ bạt.

Mô hình nuôi tôm hồ tròn theo công nghệ Biofloc
Cán bộ kỹ thuật của công ty Long Mạnh kiểm tra tôm nuôi

Để thực hiện thành công mô hình nuôi tôm siêu thâm canh thì người nuôi phải biết được những nhu cầu thiếu yếu của con tôm và cần phải quản lý chặt chẽ môi trường trong ao nuôi. Từ những mô hình nuôi tôm công nghiệp đã qua như nuôi tôm trong ao đất, nuôi tôm trong ao đất trải bạt, người nuôi tôm vẫn còn gặp phải nhiều sự cố về diễn biến môi trường trong ao không ổn định. Việc quản lý môi trường trong ao rất khó, môi trường có thể bị nhiễm khuẩn từ mặt đất, nguồn dưới đáy ao. Còn đối với mô hình nuôi tôm bằng ao đất trải bạt, thì môi trường đất bên ngoài có thể thẩm thấu qua lớp bạt vào môi trường ao nuôi, khiến nước trong môi trường ao nuôi biến động, bất lợi cho con tôm. 

Để khắc phục những nhược điểm trên, năm 2017, công ty Long Mạnh (doanh nghiệp KHCN Long Mạnh) đã đầu tư nuôi 4 hồ nuôi tròn, mỗi hồ có diện tích là 500m2, chứa 500m3 nước trên diện tích 3.000 m2 để nuôi tôm theo công nghệ biofloc ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu với tổng chi phí 900 triệu đồng. Hồ tròn dựng từ khung thép phủ bạt HDPE có đáy dạng hình phễu, vách đứng.

Đối với việc nuôi tôm theo công nghệ biofloc mà công ty đang áp dụng trong hồ tròn thì ở giai đoạn 1, mỗi mét khối nước thả nuôi 5 nghìn con tôm giống, ương từ 20-30 ngày đến khi tôm đạt cỡ khoảng 3 nghìn con/kg. Giai đoạn 2 thì mỗi mét khối nước được thả nuôi 300 con. Mật độ tôm nuôi dày nhưng tỷ lệ sống của tôm rất cao. Lý do là công ty sử dụng quạt đảo nước liên tục, lắp tại mỗi ao nuôi hệ thống cấp bù nước (nước đã xử lý) sau khi xi phông đáy ao và lắp đặt thiết bị kiểm tra môi trường trong ao nuôi (pH, ô-xy, độ mặn, can-xi…) từ xa.

Sau 90 ngày nuôi, tiến hành thu hoạch 2 ao. Tổng sản lượng gần 7 tấn (cỡ tôm 39 con/kg là 2926 kg, cỡ tôm 42 con/kg là 3798 kg). Giá bán bình quân là 150 nghìn đồng/kg, hệ số thức ăn 1.1, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận gần 500 triệu đồng.

Hiện tại, công ty còn 2 hồ có tôm trên 50 ngày tuổi đang phát triển tốt, đặc biệt là không sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi nên tôm nguyên liệu thu được là tôm sạch đảm bảo đáp ứng được những thị trường khó tính.

Thạc sĩ Long Văn Nghĩa, cán bộ của công ty Long Mạnh cho biết: “Nuôi tôm trong hồ tròn theo công nghệ biofloc có nhiều thuận lợi. Trước hết vì là hồ tròn nên khi vận hành quạt nước tạo lực ly tâm cao nên các chất thải được gom vào chính giữa, rất thuận tiện cho việc xi phông, người nuôi không cần lội vào ao mỗi lần xi phông nên quản lý môi trường nước tốt. Hơn nữa, vì nuôi trong hồ tròn đặt nổi trên mặt đất nên không có hiện tượng thẩm thấu ngược từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi. Một ao nuôi 500m2 trung bình phải sử dụng 4 quạt, nhưng đối với hồ tròn chỉ cần sử dụng 2 quạt là rất tốt. Với 2 quạt đảo nước nên nước được đảo đều và liên tục, làm khối vi khuẩn dị dưỡng phát triển tốt trong ao tạo nguồn thức ăn cho tôm. Vì vậy việc nuôi tôm theo công nghệ Biofloc làm giảm chi phí thức ăn hơn so với mô hình nuôi tôm truyền thống. Chi phí làm một hồ sắt tròn phủ bạt cũng ít hơn so với sử dụng máy ủi, ủi ao đất phủ bạt. Nuôi theo công nghệ biofloc giảm được 1/3 chi phí thức ăn cho vụ nuôi nếu so với nuôi trong ao đất trải bạt. Đặc biệt, mô hình này thả tôm ở mật độ cao là 300 con/m2 nhưng việc quản lý môi trường nước trong ao rất tốt. Tỷ lệ sống rất cao, là một mô hình khá lý tưởng cho người nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay”.

Ông Huỳnh Quốc Khởi, giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu cho rằng đây là mô hình nuôi tôm có nhiều ưu điểm vượt trội, vì có khả năng ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình quản lý nhằm hiện đại hóa nghề nuôi để Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước.

Khuyến Nông Bạc Liêu
Đăng ngày 19/01/2018
Ngọc Oanh
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 10:21 22/04/2025

Gan tôm như thế nào gọi là xấu?

Gan tụy là cơ quan nội tạng quan trọng của tôm, đóng vai trò trong tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giải độc. Sức khỏe của gan tụy phản ánh trực tiếp tình trạng tổng thể của tôm nuôi. Gan tụy bị tổn thương không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn khiến tôm dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS).​

Tôm thẻ chân trắng
• 09:40 22/04/2025

Gan tôm như thế nào mới gọi là “chuẩn”?

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng mong muốn tôm mau lớn, khỏe mạnh, ít bệnh, năng suất cao và đầu ra ổn định. Tuy nhiên, có một cơ quan cực kỳ quan trọng trong cơ thể con tôm mà nhiều bà con còn ít chú ý tới hoặc chưa thật sự hiểu rõ – đó chính là lá gan tụy.

Gan tôm
• 09:46 17/04/2025

Thả tôm giống với các bước cần lưu ý điều gì?

Thả tôm giống là một trong những công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến 60–70% sự thành công của vụ nuôi. Dù bạn là người nuôi tôm truyền thống hay đang áp dụng mô hình nuôi công nghệ cao, thì việc thả giống đúng kỹ thuật luôn là điều kiện tiên quyết để tôm phát triển khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật và đạt năng suất cao. Vậy khi thả tôm giống, cần lưu ý những gì?

Thả tôm giống
• 10:07 16/04/2025

Giá thủy sản đồng loạt tăng mạnh trước Đại lễ 30/4 - 1/5

Đại lễ 30/4 - 1/5 là dịp đặc biệt, không chỉ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn là thời điểm tôn vinh sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu non sông liền một dải. Cùng với không khí lễ hội, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng mạnh, đẩy giá các mặt hàng này lên cao trong những ngày gần lễ.

Hải sản
• 01:14 29/04/2025

Cá chình sói “quái vật đáy biển”

Cá chình sói sở hữu một vẻ ngoài đáng sợ, khả năng săn mồi chớp nhoáng, cùng với bộ hàm có thể nhai nát cả một con cua.

Cá chình sói
• 01:14 29/04/2025

Công nghệ gen và chọn giống tôm kháng bệnh: Tiềm năng và thách thức

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, tôm là một trong những loài động vật quan trọng, góp phần tạo ra giá trị kinh tế lớn cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:14 29/04/2025

Tôm mới thả mà ao có rong đáy

Trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt ở giai đoạn đầu sau khi thả giống, việc quan sát các hiện tượng bất thường trong ao là vô cùng quan trọng để kịp thời xử lý và tránh thiệt hại. Một trong những hiện tượng mà nhiều bà con nông dân gặp phải nhưng thường bỏ qua là sự xuất hiện của rong đáy ngay sau khi thả tôm. Nhiều người xem đó là hiện tượng tự nhiên hoặc thậm chí nghĩ rằng rong tốt cho ao nuôi. Tuy nhiên, “tôm mới thả mà có rong đáy” thực chất lại là một cảnh báo nguy hiểm, cần được nhận diện và xử lý đúng cách.

Ao đóng rong
• 01:14 29/04/2025

Ngựa vằn phiên bản dưới nước: Loài cá độc đáo đang "làm mưa làm gió" giới nuôi cảnh

Cá ngựa vằn (Danio rerio) đang nhanh chóng trở thành cái tên nổi bật trong cộng đồng nuôi cá cảnh. Với vẻ ngoài đặc trưng bởi những sọc vằn đen - trắng xen kẽ như loài ngựa vằn trên cạn, cộng thêm tập tính thân thiện và khả năng thích nghi cao, loài cá nhỏ bé này không chỉ thu hút người yêu thủy sinh mà còn là đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng trên toàn thế giới.

Cá ngựa vằn
• 01:14 29/04/2025
Some text some message..