Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến bền vững

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến bền vững ở xã Phú Thuận, huyện Phú Tân được triển khai đầu năm 2016. Bước đầu áp dụng thí điểm 5 hộ và đạt hiệu quả khá cao. Đến nay, mô hình được nhân rộng trong toàn xã với diện tích 2.004 ha, mang lại lợi nhuận bình quân 100 triệu đồng/ha/năm.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến bền vững
Ông Phạm Hoàng Phương chia sẻ kinh nghiệm cách giữ rong tảo bằng phương pháp thủ công.

Theo ông Phan Văn Nhạn, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, lợi thế trước tiên của mô hình này là quy trình nuôi đơn giản, dễ phổ biến và nhân rộng cho người dân. Chi phí đầu tư thấp (chỉ khoảng 6 triệu đồng/ha/năm), chủ yếu đầu tư con giống và men tạo tảo, nguồn thức ăn cho tôm được tận dụng sẵn có trong tự nhiên. Không thay nước trong vuông tôm nhằm giữ lượng rong, ngoài ra còn thường xuyên thả cỏ khô, cây tạp thành từng bó, bổ sung men tạo tảo nhằm tạo nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào.

Lượng con giống được thả nuôi theo mật độ thưa, chỉ từ 3.000-4.000 con/ha và được thả thường xuyên hằng tháng thay vì cứ thả với số lượng nhiều một lần như trước đây. Cứ áp dụng đúng quy trình này, sau 3,5-5 tháng có thể thu hoạch. Do mật độ thả nuôi thưa lại được thả nối tiếp thường xuyên nên chất lượng tôm đạt đầu con cao và cho thu hoạch bền vững. Một trong những ưu điểm của mô hình này là luôn hạn chế hoặc hầu như không sử dụng hoá chất nên không làm ảnh hưởng đến môi trường, bên cạnh đó có thể kết hợp nuôi cua, cá tạo thuận lợi phát triển kinh tế lâu dài.

Là một trong những hộ được chọn nuôi thí điểm và đạt hiệu quả khá cao trong năm qua, với 3 ha đất thả nuôi, ông Phạm Hoàng Phương, ấp Đất Sét, xã Phú Thuận đã đạt lợi nhuận hơn 300 triệu đồng. Hiện tại, với vai trò chi hội trưởng nông dân của ấp, ông Phương thường xuyên mày mò học hỏi để nắm vững các kiến thức nuôi trồng áp dụng cho mô hình, từ đó thường xuyên tiếp cận, hướng dẫn cho các thành viên của tổ hợp tác sản xuất cũng như bà con trong ấp cách nuôi sao cho đạt hiệu quả cao.

Anh Lê Ngọc Nin, ấp Đất Sét, cũng là trường hợp điển hình, luôn được nhắc đến khi thành công với mô hình nuôi tôm thí điểm và duy trì áp dụng đến thời điểm hiện tại với lợi nhuận hằng tháng 10 triệu đồng/ha. Khi được hỏi về tính hiệu quả của mô hình, anh tự tin: "Không thành công thì cũng không sợ lỗ vốn vì chi phí bỏ ra rất ít, phù hợp với những hộ gia đình kinh tế eo hẹp. Ngược lại, nếu tuân thủ đúng quy trình, tỷ lệ hao hụt rất thấp và mang lại hiệu quả cao, cho người nuôi thu nhập ổn định".

Trước những hiệu quả kinh tế mang lại, năm 2017, Đảng uỷ, UBND xã Phú Thuận đã xây dựng đề án thành lập 2 tổ hợp tác nuôi tôm với tổng số 45 thành viên ở ấp Đất Sét, phát triển số lượng hộ nuôi thí điểm thành 10 hộ và giao cho Hội Nông dân, Hội Phụ nữ xã quản lý nhằm phát huy vai trò của các hội, đoàn thể, đồng thời phổ biến nhân rộng trên toàn xã. Theo kế hoạch, thời gian tới sẽ tiếp tục thành lập mỗi ấp một tổ hợp tác sản xuất mô hình này.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 09/01/2018
Hoàng Phúc
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/09/2024

Hành vi bất thường của tôm: Nhận biết, nguyên nhân và giải pháp

Hành vi bất thường của tôm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe hoặc điều kiện ao nuôi không phù hợp. Dưới đây là các hành vi bất thường thường gặp ở tôm, cùng với biểu hiện, nguyên nhân, và giải pháp cụ thể để người nuôi có thể nhận diện và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ
• 09:39 06/09/2024

Nâng tầm thú vui với công nghệ và thiết bị mới trong nuôi cá cảnh

Thú vui nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là một nghệ thuật giúp mang lại sự thư giãn, giảm căng thẳng và tạo không gian xanh mát trong ngôi nhà của bạn.

Cá cảnh
• 10:04 05/09/2024

Thực hiện “3 không” trong nuôi tôm để tránh lây nhiễm mầm bệnh

Việc thực hiện nghiêm túc "ba không" trong nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho tôm và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:42 05/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 09:23 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 09:23 09/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 09:23 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 09:23 09/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 09:23 09/09/2024
Some text some message..