Mô hình trồng rau nuôi cá đầu tư ít vẫn thu hàng trăm triệu/năm

Không cần đầu tư lớn như các trang trại khác, nhưng mô hình của ông Phạm Văn Quang (sinh năm 1963) ở tổ 2, khu phố Hải Dinh, phường Kinh Dinh, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại cho hiệu quả kinh tế cao. Chỉ trồng hai cây là cây rau kinh giới, tía tô và nuôi con cá lóc mà mỗi năm gia đình ông thu lãi hơn hai trăm triệu đồng.

Mô hình trồng rau nuôi cá đầu tư ít vẫn thu hàng trăm triệu/năm
Anh Quang bên vườn rau của gia đình

Ông Quang chia sẻ: Trồng rau theo cách truyền thống bao năm vất vả mà vẫn nghèo. Trong một lần đọc báo thấy có mô hình kết hợp trồng rau và nuôi cá theo chu trình khép kín ở quy mô hộ gia đình, biết được nước thải nuôi cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thu đối với cây trồng nhất là các loài rau, tôi nghĩ ngay đến việc sử dụng nước thải nuôi cá tưới cho cây rau. Năm 2016, sau khi tham quan các mô hình nuôi cá lóc trong bể xây, tôi quyết định sử dụng 200 m2 đất trên tổng diện tích 2.000m2 đất trồng rau để xây trại nuôi cá lóc. Diện tích còn lại tôi chỉ trồng rau tía tô và rau kinh giới.

Được biết, với diện tích 200 m2, ông xây 5 bể nuôi và một bể cấp. Mỗi đợt ông Quang chọn mua 12.000 con giống cá lóc đen, có chất lượng tốt về thả nuôi. Thời gian nuôi khoảng từ 7 - 8 tháng, cá đạt trọng lượng từ 0,8 – 1 kg/con, ông xuất bán khoảng 7 tấn cá thịt cho thương lái với giá trung bình 40.000 đồng/kg.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng rau, nuôi cá, ông Quang cho biết: Nuôi cá lóc trong bể xây có lưới che quanh bể để tránh cá nhảy ra ngoài; sử dụng thức ăn viên có hàm lượng đạm trên 40%; độ sâu của nước khoảng 50 cm; chú ý thay nước hàng ngày, lượng nước thay tùy theo giai đoạn phát triển của cá cũng như môi trường nuôi. Lượng nước thải được đưa về một bể chứa lắng đặt ở giữa vườn rau. Hàng ngày sử dụng lượng nước này bơm tưới cho cây qua hệ thống tưới phun tự động.

Đối với việc trồng rau kinh giới và rau tía tô, đất trồng phải được cày xới cho tơi xốp, dùng phân hữu cơ ủ hoai trộn đều với đất sau đó chọn cây giống cao 10 cm đem trồng. Trước đây gia đình trồng rất nhiều loại rau cũng làm đất theo phương pháp này nhưng sử dụng phân hóa học để bón thúc cho cây. Phương thức canh tác này nhiều người làm nhưng giá trị kinh tế không cao, nên việc tiêu thụ rất khó, giá cả bấp bênh, luôn bị thương lái ép giá. Nay nhờ chuyển đổi cách canh tác theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân hóa học để bón thúc mà sử dụng chất dinh dưỡng có trong nước thải nuôi cá để tưới cho cây nên sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn trước. “Với hai loại cây rau này, trước đây sử dụng phân hóa học bón thúc, thời gian từ lúc cấy cây giống 4 lá đến lúc thu hoạch phải mất 35 ngày nhưng nay chỉ mất khoảng 30 ngày” ông Quang nói.

Với một máy bơm được gắn cố định tại bể chứa nước thải nuôi cá, hệ thống ống dẫn nước thiết kế một cách hợp lý, áp dụng phương pháp tưới phun tự động mà việc trồng rau của ông trở nên dễ dàng hơn. Sử dụng nguồn nước thải của cá với nhiều dưỡng chất tưới cho cây đã rút ngắn thời gian trồng, tiết kiệm được chi phí mua phân bón thúc, giảm hàm lượng nitrat và kim loại nặng, rau thu hoạch luôn được thị trường ưa chuộng, có giá ổn định mà không phải lo đầu ra.

“Giá rau tía tô và rau kinh giới bán tại vườn trung bình khoảng 7.000 đồng/kg, mỗi tháng thu hoạch một lần, thu và trồng luân canh liên tục, mỗi một năm vườn nhà tôi thu được khoảng 36 tấn rau. Cùng với nguồn thu từ cá thịt, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu lãi trên hai trăm triệu đồng”.

TTKN Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 11/01/2019
Trọng Hoàng
Kỹ thuật

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 09:33 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 09:33 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 09:33 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 09:33 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:33 25/12/2024
Some text some message..