Mở rộng liên kết giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững

Ðể con tôm có được vị thế như hiện nay trên thị trường, ngoài sự nỗ lực của người dân, chính quyền địa phương, thì sự đóng góp của doanh nghiệp từ con giống, vật tư đầu vào, các doanh nghiệp thu mua chế biến và xuất khẩu… là không nhỏ. Tuy nhiên, cần nhiều hơn nữa sự vào cuộc của doanh nghiệp để giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững hơn.

Mở rộng liên kết giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững
Công ty TNHH MTV Việt Úc Cà Mau là đơn vị chuyên cung cấp con giống chất lượng và hỗ trợ người dân trong quy trình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh.

Vùng nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh chủ yếu tập trung tại các huyện Cái Nước, Ðầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển... và hiện có 3 doanh nghiệp đầu tư dự án nuôi tôm siêu thâm canh. Cụ thể là Công ty Cổ phần Thuỷ sản Agritech (diện tích 12,2 ha), Công ty Cổ phần Thuỷ sản N.G Việt Nam (13 ha), Công ty TNHH MTV Việt Úc Cà Mau (dự kiến diện tích nuôi khoảng 167 ha) tại địa bàn xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Ngoài ra, một số công ty như: Việt Úc, Trúc Anh, Việt Mỹ, C.P… không chỉ kinh doanh sản phẩm đầu vào cho ngành tôm, mà hiện còn bỏ vốn đầu tư cho người dân nuôi tôm.

Doanh nghiệp - người dân luôn gắn liền lợi ích

Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất giống trên địa bàn tỉnh, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 420 triệu con giống, HTX Ðồng Ðại Lợi hiện có nhiều phương án hỗ trợ người nuôi. Ông Lê Văn Trọng, Giám đốc HTX cho biết, nếu có sự kết hợp chặt chẽ trong quản lý ao dèo, ao nuôi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định thì HTX cam kết trong 1 tháng đầu tôm bị sự cố sẽ được HTX bồi hoàn giống cho người nuôi.

Một tín hiệu vui cho nghề nuôi tôm của tỉnh, vào cuối tháng 6, một thoả thuận hợp tác được ký kết giữa: Công ty TNHH Kinh doanh chế biến thuỷ sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt, HTX nuôi tôm Tân Long và Ðoàn Kết ở xã Tân Duyệt, UBND xã Tân Duyệt, Phòng NN&PTNT huyện Ðầm Dơi, Sở NN&PTNT và Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS) cùng WWF Việt Nam, nhằm xây dựng vùng nguyên liệu tôm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó, nâng cao vị thế con tôm Cà Mau trên thị trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động nuôi tôm ở một số địa phương vẫn còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ, hộ gia đình. Từ đó, còn không ít tồn tại, hạn chế, nhất là việc phát triển nghề nuôi trong tình trạng thiếu quy hoạch, thiếu kiểm tra, thiếu hướng dẫn. Theo đánh giá của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải tại hội nghị chuyên đề về phát triển nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh vừa qua, sự gắn kết trách nhiệm giữa cơ quan Nhà nước, chính quyền các địa phương, ngân hàng, ngành điện và các doanh nghiệp chưa tốt. Từ đó, số nông dân nuôi tôm công nghiệp thời gian qua thất bại không ít.

Gần đây mô hình nuôi tôm siêu thâm canh xuất hiện và tốc độ phát triển rất nhanh. Ðể không lặp lại hạn chế, thiếu sót, ông Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo, chính quyền địa phương, các ngành chức năng và các doanh nghiệp phải vào cuộc quyết liệt, nhất là các doanh nghiệp đang đầu tư cho người dân nuôi tôm. Bởi đây là những đơn vị sát nhất với người dân nên việc tuyên truyền sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Ðồng thời, khi nghề nuôi tôm phát triển thì quyền lợi của chính doanh nghiệp cũng không nhỏ. Cụ thể, nếu nghề nuôi hiệu quả thì doanh nghiệp bán giống, thức ăn, chế phẩm sinh học và cả doanh nghiệp thu mua chế biến… cũng phát triển theo. Lợi ích của doanh nghiệp và người nuôi luôn gắn liền.

Phối hợp toàn diện

Ðể giúp nghề nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh của tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, Sở NN &PTNT xây dựng kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp nuôi tôm siêu thâm canh trong thời gian tới. Theo ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, mục đích của kế hoạch là tăng cường công tác phối hợp, xây dựng mối liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp và người dân nuôi tôm để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác chỉ đạo, quản lý và hỗ trợ cho các cơ sở nuôi và người dân. Từ đó, đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh để nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững.

Theo đó, nội dung phối hợp trong kế hoạch được xây dựng khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể phối hợp trong tuyên truyền, cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm; phối hợp để tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình, chuyển giao kỹ thuật; phối hợp triển khai các hướng dẫn, quy định trong nuôi tôm siêu thâm canh; phối hợp thực hiện quy hoạch và tổ chức sản xuất; phối hợp trong áp dụng quy trình nuôi chứng nhận quốc tế…

Ông Bằng cho biết thêm, Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh. Ðồng thời, sở làm cầu nối giúp các doanh nghiệp mở rộng liên kết; hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh để được chứng nhận.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 12/11/2017
Nguyễn Phú
Nuôi trồng

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 11:12 31/10/2024

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa

Nuôi tôm trái vụ vào mùa mưa là một xu hướng ngày càng phổ biến ở nhiều vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt khi giá tôm có thể tăng vào thời điểm nguồn cung thấp. Tuy nhiên, mùa mưa cũng mang đến nhiều yếu tố bất lợi, như sự biến đổi lớn về thời tiết, chất lượng nước, và nguy cơ mắc bệnh cao hơn cho tôm.

Tôm thẻ
• 10:40 30/10/2024

Tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi

Khi tôm không thể lột vỏ hoàn toàn, không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến số lượng tôm trong ao mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của đàn. Bài viết này sẽ làm rõ nguyên nhân, ảnh hưởng, và giải pháp cho tình trạng tôm chết vì lột dính chân, dính đuôi.

Vỏ tôm
• 10:18 29/10/2024

Đâu là nguyên nhân làm cho người nuôi mãi không lời?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho người nuôi tôm không đạt được lợi nhuận mong muốn, dù đã đầu tư rất nhiều công sức và chi phí. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này như hiện nay.

tôm
• 09:47 29/10/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 23:05 31/10/2024

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 23:05 31/10/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 23:05 31/10/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 23:05 31/10/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 23:05 31/10/2024
Some text some message..