Mối nguy từ cá dọn bể

Loài cá ngoại lai được du nhập vào Việt Nam với mục đích phục vụ cho thú chơi cá cảnh (vệ sinh bể cá) nhưng không biết bằng cách nào cá dọn bể lại bị xổng ra môi trường tự nhiên rồi phát triển tràn lan, khó kiểm soát.

Mối nguy từ cá dọn bể
Một mẻ cá dọn bể được gỡ ra khỏi lưới.

Chưa thể tính toán hết những hệ lụy mà loài cá ngoại lai này gây ra đối với môi trường song với những người vẫn ngày đêm gắn bó với nghề chài lưới, với khúc sông này, quãng kênh kia để mưu sinh thì chúng đã gây thiệt hại rất lớn.

Một người làm nghề chài lưới tên Yến (SN 1957) có hơn 30 năm gắn bó với sông Thương (Bắc Giang) chia sẻ với chúng tôi rằng, ông cảm thấy ngán ngẩm, thậm chí là căm ghét lũ cá dọn bể. Sự xuất hiện của chúng khiến cho những người làm nghề sông nước như ông có nguy cơ phải cất thuyền, treo lưới, gác cần câu và thậm chí là có thể treo... niêu.


Vợ chồng ông Yến nhiều năm làm nghề chài lưới trên sông Thương rất ngại khi đánh phải cá dọn bể

Theo ông Yến, trước đây quãng sông này nhiều tôm cá bản địa, còn hiện giờ cứ thưa vắng dần, oái oăm thay hễ cứ thả lưới xuống sông là bị vướng rất nhiều cá dọn bể. Có hôm thả lưới chưa đầy 20 phút đã có hàng chục con cá loại này bị mắc.

Lẽ thường gặp cá thì dân chài lưới sẽ vui nhưng với loài cá dọn bể, các ngư phủ chẳng hào hứng gì bởi chúng không những ít mang lại giá trị ngoài việc làm sạch bể cá cảnh, cá vướng vào khiến ngư dân mất nhiều thì giờ để gỡ, đã vậy lại còn phải xé lưới mới lôi cổ được chúng ra. “Loại này dính vài lần là rách tan tay lưới, thử hỏi có ai ưa loài cá ấy”, ông Yến nhăn nhó giãi bày.

Tôi có một buổi chiều cùng ông Yến đi đánh cá dọc sông Thương trên chiếc thuyền nan và trực tiếp thấy những con cá dọn bể to bằng bắp chân người, da dẻ thâm nâu, mình mẩy đầy gai góc và nom chúng thực sự ghê rợn và không mấy thiện cảm.

Mẻ lưới vừa vướt lên, cua cá bản địa chẳng thấy đâu mà cá dọn bể thì mắc lưới đến mấy chục con, người ta quẳng chúng lên bờ cả ngày mà chúng vẫn sống.

Ông Yến than thở: “Không biết giờ ở đâu ra lắm lũ cá này thế, dù thả lưới vương, lưới bát quái, quăng chài, thả rọ hay đi câu thì đều chạm mặt nó, nhiều hôm phải bắt cả chục kí cá dọn bể mà phát ngán. Khổ nỗi chỉ nhìn hình dạng chúng là đã ghê rợn, mình cá rất ít thịt, toàn xương, da dẻ xù xì, thô ráp, vây nhọn hoắt như đinh và đương nhiên con người chẳng thể dùng làm thực phẩm. Không may bắt được mớ cá loại này cũng đành gọi cho mấy gia đình trên bờ mang về nấu cho lợn ăn hoặc ủ làm phân để bón cây”.

Nếu trước đây, bình quân mỗi ngày ông Yến kiếm được từ 100 - 200 nghìn đồng từ việc đánh bắt cua, cá trên sông nhưng nay khó khăn hơn rất nhiều, có hôm giăng lưới cả tiếng không được gì ngoài cá dọn bể.

Không chỉ trên sông, ngòi, tôi gặp một số dân chuyên đi câu giải trí và những người nuôi thả cá trong hồ, ao đều cho biết cá dọn bể đã xâm nhập vào đó và sinh sôi rất nhanh. Anh Vũ Minh Hồng cũng là dân chài lưới lâu năm trên sông Thương cũng bất ngờ khi thấy có quá nhiều cá dọn bể ở khắp hồ, ao, sông, ngòi.

"Bình thường khi được nuôi trong bể, giống cá ấy có kích thước và trọng lượng rất khiêm tốn nhưng khi xổng ra môi trường tự nhiên lại to lớn bất thường, có con nặng vài kí", anh Hồng kể.

Tương tự, anh Ngô Minh Khánh ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có mấy mẫu hồ thả cá, dù đã tuyển chọn giống rất kỹ, be bờ, đắp vùng cẩn thận nhưng không hiểu sao đợt thu hoạch cá cuối năm ngoái của gia đình anh lại xuất hiện tới vài chục kí cá dọn bể. Anh Khánh bảo: Nếu không có biện pháp kiểm soát đối với loài cá ngoại lai này thì lâu dài chúng sẽ trở thành thảm họa lớn và khó lường hết những tác hại đối với môi trường.

Cá dọn bể hay còn gọi cá lau kính có nguồn gốc từ Nam Mỹ, chúng là loài ăn tạp, thích nghi rộng, cơ thể nhiều xương, vây cực sắc nhọn và cứng như đinh. Ở môi trường tự nhiên, chúng không chỉ tranh cướp thức ăn mà còn có thể hút nhớt (chất nhầy) trên mình của các loài cá khác.

Cá dọn bể sinh sản nhanh, con người chả ai buồn bắt nên càng tạo cơ hội để chúng sinh trưởng, tồn tại và “tác oai tác quái” ở chốn "thủy cung". Cũng cần đặt ra giả thiết vì cá dọn bể lây lan đến chóng mặt nên thời gian gần đây các sông ngòi, ao hồ thưa vắng dần cá tự nhiên bản địa?

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 23/10/2019
ĐÔNG KHÁNH
Môi trường

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 09:05 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 09:05 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 09:05 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 09:05 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 09:05 19/04/2024