Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu

Sự sinh trưởng và phát triển của tảo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo. Mỗi loài tảo khác nhau sẽ có các thông số về môi trường thích hợp cho sự phát triển khác nhau. Nếu các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng thích hợp thì tảo sẽ phát triển nhanh, tạo sinh khối lớn. 

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và Mạc Như Bình trường đại học Nông Lâm Huế đã xác định ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans.   

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans. 

Hình 1

Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans 

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans 

Hình 1
Hình 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của chu kỳ chiếu sáng lên sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans 

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy trong 3 môi trường dinh dưỡng F/2, Walne, TT3 thì tảo Chaetoceros calcitrans nuôi ở môi trường Walne đạt mật độ cực đại cao nhất ở ngày nuôi thứ 9 (279,16 ± 1,55 x104 tế bào/mL), có pha cân bằng dài hơn. Tảo nuôi ở môi trường F/2, TT3 đạt mật độ cực đại cùng ngày thứ 9 nhưng mật độ thấp hơn lần lượt là 253,75 ± 0,42 x104 tế bào/mL và 238,57 ± 0,65 x104 tế bào/mL.  

Hình 3
Hình 3. Đồ thị thể hiện sự phát triển của tảo 

NT1: Nghiệm thức 1 (môi trường Walne); NT2: Nghiệm thức 2 (môi trường F/2); 

NT3: Nghiệm thức 3 (môi trường TT3). 

Thí nghiệm nuôi tảo ở 4 chu kỳ chiếu sáng khác nhau 12/24 giờ, 16/24 giờ, 20/24 giờ và 24/24 giờ cho thấy tảo Chaetoceros calcitrans nuôi ở chu kỳ chiếu sáng 24/24 giờ đạt mật độ cực đại cao nhất và sớm nhất ở ngày nuôi thứ 7 (290,76 ± 0,76 x104 tế bào/mL). Trong khi đó tảo ở chu kỳ chiếu sáng 12/24 giờ, 16/24 giờ và 20/24 giờ đều cùng đạt mật độ cực đại chậm hơn 1 ngày với mật độ lần lượt là 253,76 ± 0,85 x 104 tế bào/mL, 223,16 ± 0,57 x 104 tế bào/mL và 209,17 ± 0,43 x 104 tế bào/mL. Kết quả nghiên cứu cho thấy tảo Chaetoceros calcitrans phát triển tốt nhất ở môi trường Walne với chu kỳ chiếu sáng 24/24 giờ. 

Hình 4

Hình 4. Đồ thị thể hiện sự phát triển của tảo 

NT1: Nghiệm thức 1 (12/24 giờ); NT2: Nghiệm thức 2 (16/24 giờ); 

NT3: Nghiệm thức 3 (20/24 giờ); NT4: Nghiệm thức 4 (24/24 giờ). 

Từ các kết quả trên ta cũng thấy tảo Chaetoceros calcitrans phát triển tốt trong cả môi trường F/2 và Walne. Nguyên nhân có thể do hai môi trường này đều có thành phần dinh dưỡng chính giống nhau như đều bao gồm NaNO3, NaH2PO4, EDTA, FeCl3 và các nguyên tố vi lượng như Co, Cu, Zn, Mn,… đây là những thành phần cấu tạo nên các chất dinh dưỡng, cần thiết cho sự phát triển của tảo. Mặc dù môi trường F/2 ngoài vitamin B1 và B12 giống môi trường Walne còn có thêm vitamin H (Biotin) nhưng hàm lượng vitamin ở môi trường Walne cao hơn. Các loại vitamin tham gia vào việc thúc đẩy sự gia tăng sinh khối của tảo. Bên cạnh đó, môi trường Walne có hàm lượng đạm và lân cao hơn môi trường F/2. Chính những lí do trên có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả tảo Chaetoceros calcitrans nuôi ở môi trường Walne phát triển nhanh hơn, mật độ cao hơn, mật độ cực đại lớn hơn, pha cân bằng dài hơn và quá trình tàn lụi diễn ra chậm hơn hai môi trường còn lại ở cùng ngày nuôi. 

Giống như tất cả các loài thực vật, tảo cũng thực hiện quá trình quang hợp, chúng hấp thụ cacbon vô cơ để chuyển hóa thành các chất hữu cơ. Ánh sáng là nguồn năng lượng điều khiển quá trình này. Do đó một trong những yếu tố chúng ta cần chú ý khi nuôi tảo đó là chu kỳ chiếu sáng vì mỗi loài tảo khác nhau sẽ có nhu cầu chiếu sáng khác nhau.  

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng thích hợp cho sự phát triển của tảo Chaetoceros calcitrans, góp phần hoàn thiện quy trình nuôi loài tảo này góp phần to lớn vào sự phát triển nuôi trồng thủy sản. 

Đăng ngày 05/04/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:41 06/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 09:29 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 09:29 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 09:29 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 09:29 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 09:29 18/12/2024
Some text some message..