Mong mỏi của người nuôi tôm công nghiệp

Năm vừa qua, nhiều nông dân trong tỉnh điêu đứng do nuôi tôm công nghiệp thua lỗ.

Người nuôi tôm Cà Mau
Ông Nguyễn Văn Huỳnh mong muốn được áp giá điện.

Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu (hạn hán, xâm mặn, mưa nắng thất thường) nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, giá cả tôm nuôi không ổn định, thậm chí có thời gian rớt giá thê thảm trong khi giá thức ăn, các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản ngày một leo thang khiến người dân không còn thiết tha với đầm tôm, ao cá. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của các hộ dân, nhiều người phải bỏ đầm hoang, bán đất hoặc bỏ đi xứ khác lập nghiệp.

Mặc dù vẫn còn ngay ngáy nỗi lo “thất thu” từ năm cũ, nhưng trong ngày đầu năm mới, người nuôi tôm công nghiệp vẫn thiết tha gửi gắm niềm tâm tư, nguyện vọng đến các cấp, các sở, ban, ngành chức năng với mong ước tìm lối đi mới.

Ông Trần Thạch Bưu (34 tuổi, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi) tâm tình: "Ngoài thời tiết khắc nghiệt, điều người nuôi sợ hơn cả là chất lượng con giống. Hiện nay, có rất nhiều nơi cung cấp con giống, trong khi chất lượng thì không ai kiểm soát được. Thế nên, để tránh tình trạng người dân mua con giống kém chất lượng, tôi mong các ngành chức năng buộc người sản xuất con giống có trách nhiệm với người nuôi. Phải có sự ràng buộc lợi ích giữa 2 bên, bồi thường thiệt hại nếu tôm chết vì con giống kém chất lượng”.

Thời gian qua, UBND tỉnh Cà Mau khuyến khích người nuôi tôm tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi công nghệ cao: Nuôi tôm lót bạc ứng dụng công nghệ cao, nuôi tôm công nghiệp có hố siphon, nuôi tôm công nghiệp 2 giai đoạn là mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ít thay nước và nuôi tôm thẻ thâm canh năng suất cao, tôm thẻ ương trong ao lót bạc… nhưng cái khó của người dân hiện nay vẫn là nguồn điện.

Ông Nguyễn Văn Huỳnh (ấp Tân Hoá, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) bộc bạch: “Ở đây, nhiều hộ dân nuôi tôm công nghiệp chưa được áp giá điện nên phải đóng tiền rất cao. Chẳng hạn như gia đình tôi đang nuôi 2 ao tôm với diện tích khoảng 2.000 m2 mà trung bình mỗi tháng đóng trên 3 triệu đồng tiền điện. Vậy nên, tôi mong ngành điện lực nhanh chóng áp giá điện cho bà con tụi tôi”.

Cũng vấn đề về nguồn điện, ông Trần Văn Tổng (ấp Bùng Binh 2, xã Hoà Tân, TP Cà Mau) kiến nghị: “Tôi đang cải tạo đầm tôm nuôi theo mô hình nuôi tôm lót bạc công nghệ cao, nhưng nguồn điện tại địa phương chưa đáp ứng đủ, tôi kiến nghị nâng nguồn điện lên 3 pha để đủ công suất phụ vụ cho suốt quá trình nuôi”.


Ông Trần Văn Tổng (áo đỏ) mong muốn được tăng nguồn điện phục vụ tốt quá trình nuôi tôm tôm công nghiệp.

Ngoài những kiến nghị trên, người nuôi tôm công nghiệp còn mong muốn được hỗ trợ vốn tái sản xuất, đầu ra con tôm được ổn định và hạn chế mức tối đa vấn đề ô nhiễm nguồn nước…

Báo Cà Mau
Đăng ngày 08/02/2017
Ngọc Trầm
Nuôi trồng

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 09:37 08/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 05:03 10/01/2025

Cá cảnh mini: Thú chơi nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

Nuôi cá cảnh mini đang trở thành một xu hướng phổ biến, không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn nhờ vào giá trị tinh thần mà nó mang lại. Những chú cá nhỏ xinh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn góp phần giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái cho chủ nhân. Hãy cùng khám phá ý nghĩa đặc biệt của thú chơi này cùng mình nhé!

Cá cảnh mini
• 05:03 10/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 05:03 10/01/2025

Tạo đồ trang sức từ vảy cá: Nghệ thuật biến phế phẩm thành kho báu

Khám phá nghệ thuật sử dụng vảy cá để tạo nên những món trang sức độc đáo, thân thiện với môi trường và tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp thời trang bền vững. Những món trang sức này không chỉ thể hiện vẻ đẹp sáng tạo mà còn góp phần làm giảm thiểu rác thải từ ngành thủy sản, mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực thời trang bền vững và ý thức bảo vệ môi trường.

Hoa tai
• 05:03 10/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 05:03 10/01/2025
Some text some message..