Một cổ ba tròng, cá tra bế tắc

Cụm từ "nợ xấu" xuất hiện thời gian qua đã thách thức rất nhiều chuyên gia kinh tế. Chưa có một giải pháp khả thi nào được đưa vào áp dụng thì gần đây, Việt Nam càng đau đầu hơn khi một khía cạnh khác của "nợ xấu" đi vào báo động đỏ - "nợ xấu cá tra".

dn chế biến cá tra xuất khẩu

Cả DN chế biến và người nuôi cá tra giờ như ngồi trên đống lửa (ảnh minh họa)

Nuôi cá tra, một cổ ba tròng

Số lượng doanh nghiệp và hộ nuôi trồng thuỷ sản tăng vọt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường tiêu thụ được mở rộng cùng các ưu đãi mà cơ chế hội nhập mang lại, đặc biệt là cá tra. Giai đoạn 2007-2010, số lượng doanh nghiệp thủy sản tại ĐBSCL tăng gấp đôi so với năm 2003. Bên cạnh đó, tính riêng cá tra, tổng diện tích nuôi cá năm 2011 tăng 30ha so với năm 2010, đạt 5.430 ha.

Tuy nhiên, ước mơ kiếm được bạc, vàng từ con cá tra dường như ngày càng xa vời. Trái lại, họ còn rơi vào cảnh khó khăn chồng chất.

Đầu tiên là giá cả, chi phí đầu vào tăng vọt. Hiện chi phí thức ăn (chiếm 70% tổng chi phí nuôi cá) cho mỗi kilogram cá thu hoạch khoảng 25.000-28.000 đồng, tăng hơn 7.500 đồng so với mức giá năm 2007. Hơn thế, chất lượng thức ăn giảm đi đáng kể do quá trình DN sản xuất thức ăn chăn nuôi bớt xén. Vì lẽ đó, người dân phải bỏ ra thêm 0,15-0,3 kg thức ăn để đảm bảo chất lượng cá không thay đổi. Tính luôn các yếu tố khác như cá giống, hóa chất, thuốc và kỹ thuật chăm sóc, với mức giá tại thời điểm tháng 3/2012 thì người dân phải tốn 23.123 đồng để có một kilogram cá tra thu hoạch. Trong khi đó, giá bán cá trên thị trường đang lao dốc thê thảm. Người dân chấp nhận thua lỗ từ 5.000-7.000 đồng/kg bán ra.

Thứ hai, hiện trạng "nợ xấu cá tra" xuất hiện và gián tiếp "dìm" người nuôi cá vốn khổ càng khổ. "Giấc mơ cá tra" đã thôi thúc các doanh nghiệp không ngại vay 80% đến 100% vốn ngân hàng để đầu tư nhằm kiếm lợi. Tuy nhiên, tình trạng nợ xấu nói chung trong nền kinh tế hiện nay buộc các ngân hàng phải thắt chặt tín dụng, nâng cao yêu cầu cho vay, khiến các doanh nghiệp cá tra "dính đòn". Nhiều DN cá tra lâm vào cảnh nợ khó trả. Chỉ riêng tại Cần Thơ, tính đến cuối 2011, dư nợ của lĩnh vực thủy sản là 6.841 tỷ đồng; đến tháng 2/2012, số dư nợ giảm nhưng vẫn ở mức 6.283 tỷ đồng. Đã có 40% doanh nghiệp cá tra đã phá sản do thiếu vốn hoạt động, số còn lại đang cố gắng thu hẹp sản xuất và hoạt động cầm chừng.

Đau đầu vẫn là người nông dân. Cá đến lứa thu hoạch giờ không biết "bơi" về đâu? Dự báo cuối năm nay, các tỉnh ĐBSCL sẽ thu hoạch 700.000 tấn cá tra. Thay vì vui mùa bội thu, họ phải lao đao tìm nơi có khả năng "ăn" hết cá.

Và cái tròng thứ ba chính là cái khó trên thị trường xuất khẩu. Thu nhập cá tra cao nhờ xuất khẩu sang 135 thị trường. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 kéo dài, cùng với "bão" nợ công tại thị trường châu Âu khiến các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU (thị phần chiếm 47%) trở nên thận trọng và tung chiêu bài rào cản kỹ thuật. Tính pháp lý được công nhận từ chiêu trò này trở thành bài toán nan giải đối với các DN xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Tiến thoái lưỡng nan

Dù thời gian qua, cơ quan Nhà nước đã cảnh báo và kêu gọi các đơn vị tập trung cứu doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi và sản xuất cá tra, nhưng mọi chuyện vẫn trong vòng lẫn quẫn. Người nông dân điêu đứng trước cảnh "giữ cá không được, bán cá chẳng xong". Trước thực trạng nợ xấu, Nhà nước nghĩ tới các gói cứu trợ nhằm giúp các hộ gia đình nuôi cá tra cầm cự trong khi chờ đợi đầu ra. Tuy nhiên, khác với việc lưu trữ gạo, tiêu, điều, cà phê... , cá để quá lứa thì không bán được. Thậm chí, giá cá quá lứa dù thấp hơn bình thường 2.000-4.000 đồng/kg nhưng cũng khó bán.

Bên cạnh đó, việc giữ cá tra trong tình hình chi phí đầu vào tăng nhanh là một sự mạo hiểm "mười phần thua". Điều này càng linh nghiệm khi lãi suất cho các hộ nuôi cá tra vay đầu tư tăng chóng mặt. Nói một cách định lượng, cứ một kilogram cá tra thì người nông dân phải trả 1.880 đồng tiền lãi suất (tính đến đầu năm 2012). Trái lại, nếu chấp nhận bán cá, người nông dân gần như... mất trắng. Một phần vì thị trường nước ngoài khó xâm nhập, thị trường trong nước bế tắc đầu ra; phần khác vì các doanh nghiệp "bắt thóp" ép giá người dân, thậm chí là... quỵt nợ do làm ăn thua lỗ.

Với tình trạng hỗn độn và xô bồ hiện nay, người nuôi cá tra không chỉ trông đợi những gói cứu trợ từ... Chính phủ, mà xét về lâu dài, họ cần một lối ra. Khi cá tiêu thụ được thì đồng vốn mới xoay chuyển nhanh, cải thiện đời sống. Muốn thế, cần giải quyết yếu tố đầu vào như giảm chi phí thức ăn bằng cách liên kết với nhà máy sản xuất thức ăn... Đồng thời, nhanh chóng xử lí "nợ xấu cá tra" cũng như tăng chất lượng kỹ thuật nuôi cá. Tất cả yêu cầu một sự đồng bộ kịp thời, nhanh chóng hiệu quả trước khi "giấc mơ cá tra" thành ác mộng.

Vietnamnet
Đăng ngày 14/07/2012
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 13:07 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 13:07 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 13:07 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 13:07 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 13:07 18/10/2024
Some text some message..