Một con cá chết khiến giới khoa học bàng hoàng

Cái chết của một con cá nhỏ bé, “có tay” đã khiến giới khoa học thế giới bàng hoàng và hiểu được rằng, đại dương không hề rộng lớn như con người từng lầm tưởng.

Cá tay trơn
Cá tay trơn – loài cá đầu tiên tuyệt chủng trong thời hiện đại (ảnh: The Guardian)

Ngày 21.10, The Guardian đưa tin, cá tay trơn – loài cá đặc biệt của đại dương – đã chính thức tuyệt chủng.

Đây là loài cá biển đầu tiên trên thế giới được công bố là tuyệt chủng trong thời hiện đại. Tin tức này khiến cả đại dương “chấn động” và ngoài kia, còn bao nhiêu loài cá đã tuyệt chủng mà con người không biết, theo The Guardian.

Năm 1802, nhà tự nhiên học người Pháp Francois Peron đã bắt một con cá tay trơn ở biển Úc và bỏ vào lọ nhỏ. Ít ai người rằng, đó là con cá tay trơn đầu tiên được con người biết tới.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã chính thức tuyên bố sự tuyệt chủng của cá tay trơn – loài cá đặc biệt “đi bộ” dưới đáy biển nhanh hơn bơi.

Cá tay trơn nhìn có vẻ “cáu kỉnh” nhưng chúng rất dễ bị tổn thương và không thể sống sót trong môi trường nuôi nhốt. Cấu tạo của chúng rất khó hiểu khi có vây ngực để “đi bộ” dưới đáy biển. Các nhà khoa học vẫn chưa có điều kiện để nghiên cứu những bí ẩn về loài cá này thì chúng đã tuyệt chủng.

Theo các chuyên gia, việc đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường biển là nguyên nhân khiến loài cá tay trơn tuyệt chủng, kể cả khi được đưa vào danh sách bảo tồn cực kỳ nguy cấp.

“Giới khoa học thế giới hoàn toàn bất ngờ vì không ai có bất kỳ mẫu vật cá tay trơn sống nào để nghiên cứu. Chúng ta buộc phải tìm hiểu về loài cá này từ những ghi chép của nhà tự nhiên học người Pháp Francois Peron, viết vào đầu những năm 1800”, Graham Edgar – chuyên gia sinh vật biển tại IUCN – cho biết.

“Cả thế giới đều mong mỏi tìm thấy một vài cá thể hoặc quần thể cá tay trơn để bảo vệ chúng và nghiên cứu. Tuy nhiên, đại dương không hề rộng lớn và phong phú như chúng ta nghĩ. Con người đến bao giờ mới thay đổi cách nghĩ vô cảm về đại dương?”, chuyên gia Edgar đặt vấn đề.

“Có thể cá tay trơn đã tuyệt chủng từ hàng chục năm nay rồi”, ông Edgar tỏ ra tiếc nuối.

Dân Việt
Đăng ngày 23/10/2020
Vương Nam
Môi trường

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 17:13 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:13 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 17:13 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 17:13 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 17:13 04/12/2024
Some text some message..