Một món nghêu luộc, bị áp đến 5 kiểu thuế suất

Do không thống nhất giữa thuế và hải quan nên một sản phẩm nghêu luộc bị áp đến 5 kiểu thuế suất khác nhau, khiến doanh nghiệp “bối rối” giữa mê cung thuế suất.

Một món nghêu luộc, bị áp đến 5 kiểu thuế suất
Theo VASEP, việc tính thuế trên vô cùng phức tạp dễ gây sai sót nhầm lẫn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan thống nhất về việc áp thuế nói trên.

VASEP cho biết, một số doanh nghiệp hội viên phản ánh, việc nộp thuế theo phương thức kê khai đang gặp nhiều vướng mắc về thuế trong mua-bán các sản phẩm thủy sản sơ chế phải qua công đoạn luộc/hấp (như nghêu, ghẹ thịt …).

Theo đó, với sản phẩm nghêu vỏ, thịt (dạng hấp, luộc- sơ chế) sản xuất trong nước và nhập khẩu (có đặc điểm, quy trình sản xuất như nhau) bị áp thuế suất GTGT rất khác nhau.

Cục thể, thuế suất GTGT đầu vào của nghêu luộc (sơ chế- mục đích để tách vỏ, lấy thịt ra), doanh nghiệp mua nghêu luộc của các đơn vị trong nước sẽ không tính thuế (Theo khoản 5, điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không phải kê khai,tính nộp thuế GTGT).

Tuy nhiên, với doanh nghiệp nhập khẩu nghêu luộc nói trên, hải quan tính thuế thuế GTGT 10% (theo biểu thuế nhập khẩu nghêu luộc xếp vào nhóm động vật giáp xác đã được chế biến hoặc bảo quản (1605).

Trong khi đó, theo hướng dẫn hiện hành của Tổng cục Thuế, nghêu luộc thuộc nhóm “Thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường” và thuế suất thông thường là 5%.

VASEP cũng cho biết, với thuế đầu ra nghêu luộc (sơ chế) nói trên (sau khi phân loại đóng gói bán ra), đơn vị bán nghêu luộc cho các doanh nghiệp, HTX khâu kinh doanh thương mại sẽ không kê khai tính thuế; nhưng bán cho đối tượng khác thuế suất 5% (không phân biệt nguồn gốc từ nhập khẩu/hay trong nước).

Tuy nhiên, cũng sản phẩm đó, nếu nhập khẩu, Hải quan áp thuế đầu vào GTGT 10% (do xếp vào sản phẩm đã qua chế biến) thì bán ra cũng phải tính 10%. 

Theo VASEP, với cách trên, cùng 1 sản phẩm là “nghêu luộc” doanh nghiệp bán ra có thể bị áp 5 thuế suất khác nhau: Không chịu thuế (tự nuôi trồng bán ra); không tính thuế (bán cho doanh nghiệp HTX); thuế 0% xuất khẩu; thuế 5% nghêu sản xuất trong nước bán cho đối tượng khác và thuế 10% (với nghêu có nguồn gốc nhập khẩu) .

VASEP cho biết, khi thắc mắc vấn đề trên, Phòng hỗ trợ tuyên truyền (Cục thuế TP.HCM) cho biết, việc tính của cơ quan thuế là phù hợp với các đơn vị đang áp dụng (thuế suất GTGT nghêu luộc đơn vị mua bán với doanh nghiệp khác đều thuộc đối tượng không tính thuế) và cho rằng Hải quan tính thuế 10% (nghêu luộc sơ chế) không phù hợp với tinh thần văn bản 3515/TCT-CS ngày 8/8/2016 và qui định luật thuế GTGT đối với các sản phẩm thủy sản sơ chế.

Trong khi đó, Cơ quan Hải quan TP.HCM và hải quan địa phương trả lời: việc áp thuế suất GTGT 10% theo đúng biểu thuế GTGT hàng nhập khẩu. Còn văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thuế nói trên không áp dụng với hàng nhập khẩu và văn bản này không được gửi cho Hải quan.

Ngoài ra, cơ quan thuế địa phương hướng dẫn: Nghêu luộc bán ra phải tách riêng nguồn nhập khẩu thuế GTGT 10%, nguồn sản xuất trong nước 5%. Tương tự, siêu thị bán ra cùng một mặt hàng cũng phải tách nguồn để áp 2 thuế suất khác nhau trên. 

Theo VASEP, việc tính thuế trên vô cùng phức tạp dễ gây sai sót nhầm lẫn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng (nếu thêm thuế suất GTGT theo nguồn gốc). “Với hướng dẫn và giải đáp khác nhau như trên của phía Cục Thuế và Hải quan, hiện các doanh nghiệp vô cùng bối rối với mê cung thuế suất và sự không thống nhất nói trên”, VASEP cho biết.

Đăng ngày 01/07/2017
Phạm Anh (Tiền phong)
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025

Nước trong ao tôm nhà bạn muốn được khử trùng bằng Chlorine Aqua - ORG xuất xứ từ Ấn Độ

Trong ngành nuôi tôm, nước sạch là “chìa khóa vàng” quyết định thành công của mỗi vụ mùa. Chlorine từ lâu đã được bà con tin dùng để khử trùng nước nhờ hiệu quả vượt trội. Nhưng giữa vô số sản phẩm trên thị trường, tại sao Chlorine Aqua-ORG xuất xứ từ Ấn Độ lại được nhiều doanh nghiệp, tổ chức và hộ nuôi tôm tin tưởng lựa chọn?

Chlorine Aqua-ORG
• 09:57 03/04/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 09:35 27/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 09:49 21/03/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 22:47 24/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 22:47 24/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 22:47 24/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 22:47 24/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:47 24/04/2025
Some text some message..