Một năm nuôi tôm khá vững chắc

Sau một năm quá nhiều thay đổi với thị trường tôm và cả người nuôi tôm. Gorjan Nikolik, nhà phân tích thủy sản cấp cao đã chia sẻ suy nghĩ của mình về những chiều hướng có thể xảy ra với ngành tôm trong những tháng còn lại của năm 2021.

tôm thẻ chân trắng
Một năm quá nhiều thay đổi nhưng lại vững chắc cho ngành tôm.

Nhu cầu tôm

Về thị trường tiêu thụ, chuyên gia lưu ý rằng nhu cầu tôm ở EU nhìn chung vẫn khá ổn định. Ông cũng vẽ ra một bức tranh rất khác giữa 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Mỹ trong suốt 12 tháng đầy biến động của năm 2020.

Từ tháng 7 trở đi, Trung Quốc nhập khẩu tôm ít hơn rất nhiều, chỉ gần bằng một nửa của năm 2019. Qúy 4 còn tồi tệ hơn, trong tháng 11 sản lượng này đã giảm còn 38 ngàn tấn, giảm gần một nửa so với cùng tháng 11 năm 2019 là 78 ngàn tấn. Tháng 12 năm 2019 là 97 ngàn tấn, nhưng tháng 12 năm 2020 chỉ còn 49.800 tấn.  Lý do là Chính Phủ Trung Quốc đã thông báo với người dân rằng: Tình hình Covid đang khá nghiêm trọng, khiến người tiêu dùng vô cùng lo sợ. Chính phủ cũng liên tục kiểm tra các sản phẩm đông lạnh, gây nên sự chậm trễ và khiến việc nhập khẩu tôm gặp nhiều khó khăn.

Song song đó, một điều đặc biệt bất thường là cả khối lượng và giá trị nhập khẩu tôm vào Mỹ đều tăng trong năm 2020. Các sản phẩm của tôm đã chiến thắng lớn trên thị trường nhập khẩu ở Mỹ, nhất là trong giai đoạn đại dịch căng thẳng, người dân nấu ăn tại nhà bằng các thực phẩm chế biến sẵn. Đã có những bước nhảy vọt đáng kinh ngạc về doanh số bán lẻ tôm trong năm 2020, trong đó tôm nguyên liệu đông lạnh tăng đến 47%, tôm nấu chín đông lạnh tăng 25%. Và chuyên gia tin rằng sự tăng trưởng này sẽ rất vững chắc trong năm tới.

tôm thẻ chế biến
Tùy từng thị trường mà nhu cầu tôm ổn định hay có biến động.

Đánh giá năm 2020

Bất chấp đại dịch, sản lượng tôm toàn cầu chỉ giảm ở mức độ khiêm tốn, mặc dù vẫn có một hoặc hai quốc gia cho thấy sự giảm sút nghiêm trọng hơn. Mức độ sụt giảm sản lượng tiêu thụ tôm trung bình chỉ ở mức 5%, trong đó Ấn Độ là quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất đến 200.000 tấn. Trong khi Trung Quốc, Việt Nam có xu hướng không tăng không giảm và thực tế thì Ecuador lại sản xuất được nhiều hơn trong giai đoạn khó khăn này.

Ecuador

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn với Ecuador trên nhiều lĩnh vực, nhưng bất chấp điều đó, đây cũng là một năm đầy hứa hẹn với quốc gia này, ít nhất là đối với các nhà sản xuất tôm. Đại dịch chỉ làm giảm phần nào động lực tăng trưởng, nhưng doanh số bán hàng chế biến sẵn của họ sang Trung Quốc đã tăng lên một cách phi thường. Việc xuất khẩu tôm sang Mỹ và Trung Quốc đã kéo theo nhu cầu về các sản phẩm chế biến tăng lên và quy mô nuôi tôm của người dân cũng đang tăng đáng kể.


Một farm nuôi tôm thẻ chân trắng.

Ấn Độ

Ấn Độ cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đại dịch, chỉ là chưa đuổi kịp Ecuador. Về mặt giá cả, có một chút khó khăn vì nguồn cung rất biến động, nhưng giá lại không thấp như ở Ecuador. Và họ đang bắt đầu một năm khá tốt nhờ vào vị thế vững chắc trong ngành bán lẻ cho Mỹ. Ấn Độ đang là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm tôm bán lẻ cho Mỹ. Tuy nhiên, trong thời gian đóng cửa, khi các cơ sở sản xuất tôm nguyên liệu ngừng hoạt động, Ấn Độ buộc phải chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc với sản phẩm tôm chưa chế biến của họ.

Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có kết quả kinh doanh tôm tốt nhất vào năm 2020, nhờ vào phạm vi thị trường rộng và tác động tương đối thấp của Covid. Không giống như Ấn Độ và Ecuador, giá bán các sản phẩm tôm của Việt Nam không bị giảm vì tác động của đại dịch không làm ảnh hưởng nhiều đến nguồn cung nguyên liệu và thị trường. Về doanh số bán hàng, ngành xuất khẩu tôm Việt Nam đã hoạt động tốt trong năm 2020 cùng với đại dịch, có thể thấy những con số này sẽ còn tiếp tục cao lên vào quý 2 năm 2021.


Việt Nam là một trong những quốc gia có kết quả kinh doanh tôm tốt nhất vào năm 2020.

Việt Nam có khả năng tiếp cận thị trường tốt và khá cân bằng giữa thị trường EU (nơi có một hiệp định thương mại) và Hoa Kỳ. Mặt khác, Trung Quốc cũng là một phần thị trường của Việt Nam, vì vậy có thể tin vào sự phát triển của ngành này vào năm 2021 và thậm chí là xa hơn nữa.

Indonesia

Chuyên gia dự đoán Indonesia có lẽ là đứng đầu trong số tất cả các nước sản xuất tôm vào năm 2020. Mức sản xuất ở các tháng đều có giá trị cao hơn cùng kỳ của năm trước, tăng 16% về giá trị và 15% về sản lượng. Nguyên nhân là Indonesia nhập khẩu rất nhiều vào Mỹ, còn hơn cả Ấn Độ, chiếm hơn 80% lượng sản xuất tôm của nước này. Indonesia và Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh số 1 của nhau vào thị trường tôm đông lạnh ở Mỹ. Điều này dĩ nhiên cũng sẽ được duy trì vào năm 2021.

TLTK: Rob Fletcher (2021), Shrimp aquaculture is set for a solid year [online], viewed 26/4/2021, from: <https://thefishsite.com/articles/shrimp-aquaculture-is-set-for-a-solid-year-gorjan-nikolik-rabobank>

Đăng ngày 26/04/2021
Hà Tử
Kinh tế

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 09:54 21/01/2025

Long An: Người nuôi tôm vui mừng vì giá tăng vào dịp Tết

Sau gần hai năm đối mặt với giá tôm thấp, người nuôi tôm tại Long An đã có lý do để vui mừng khi giá tôm tăng mạnh vào những ngày cuối năm. Đây là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản của tỉnh, mang lại lợi nhuận đáng kể và giúp các hộ nuôi tôm vơi bớt khó khăn tài chính sau một thời gian dài.

Giá tôm
• 09:39 20/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:45 17/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 13:58 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 13:58 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 13:58 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 13:58 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:58 22/01/2025
Some text some message..