Một số bệnh thường gặp trên lươn và cách phòng trị

Trong những năm qua, nhu cầu về thịt lươn luôn ở mức cao và ổn định, việc đầu tư chi phí nuôi lươn thấp, hiệu quả kinh tế cao nên nhiều bà con nông dân đã lựa chọn mô hình nuôi lươn để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, việc thời tiết thay đổi thất thường, do sự biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, đã gây ra nhiều dịch bệnh trên con lươn.

Lươn
Dịch bệnh gây nhiều thiệt hại cho người nuôi lươn.

Vào những tháng trước và sau Tết Nguyến đán thời tiết thường lạnh kéo dài, nhiệt độ nước xuống thấp là điều kiện để các loại nấm phát triển gây bệnh cho lươn, đồng thời cũng làm lươn giảm ăn. Để phòng bệnh cho lươn trong thời gian này, nếu được nên bố trí bể nuôi trong nhà có mái che, nâng mực nước cao hơn để giảm bớt sự mất nhiệt, bỏ bèo tây, nùi nhựa để lươn trú ẩn. Nếu bể xây ngoài trời thì phải che đậy để hạn chế mất nhiệt. Theo dõi sức ăn của lươn để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp, không để tồn thức ăn thừa trong bể lâu, lươn ăn phải dễ bị bệnh đường ruột.

Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ trong bể có thể tăng cao, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Người nuôi cần phòng bệnh bằng cách thay nước hợp lý, cho ăn vừa phải, hạn chế cho ăn ban ngày vào thời điểm nắng nóng; bổ sung Vitamin C và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho lươn.

Sau đây là một số các loại bệnh thường gặp trên lươn và cách phòng trị:

Bệnh viêm ruột (hay còn gọi là bệnh đường ruột hay bệnh tuyến trùng)


Lươn bị đỏ hậu môn. Ảnh: FB Hội những người nuôi lươn.

Đây là bệnh do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đường ruột gây nên. Vi khuẩn/ký sinh trùng này tồn tại trong môi trường nuôi và trong ruột lươn, tuy nhiên nếu lươn khỏe thì vi khuẩn này không ảnh hưởng, nhưng khi môi trường không tốt, sức đề kháng lươn yếu thì chúng phát triển mạnh và gây ra bệnh này. Biểu hiện bên ngoài của bệnh là lươn bị vết màu đỏ ở phần hậu môn, thân lươn đen, bơi chậm chạp, tách bầy, có thể có phân nổi mặt nước. Bệnh gây chết rải rác.

Cách xử lý: Không cho lươn ăn cá ươn, thức ăn viên bị ẩm mốc; thay nước sạch sau khi ăn, không để thức ăn qua đêm; trộn thuốc trị bệnh đường ruột (cho cá) vào thức ăn và cho lươn ăn từ 5-7 ngày đến khi lươn hết bệnh. Phòng bệnh bằng cách trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho lươn ăn thường xuyên.

Bệnh xuất huyết, bệnh đỏ da, bệnh lở loét, bệnh thối đuôi...

Nguyên nhân là do môi trường nước bị bẩn, vi khuẩn có hại phát triển, xâm nhập vào các vết xước ngoài da gây lở loét, xuất huyết.

Cách xử lý: Người nuôi cần diệt khuẩn môi trường và trộn kháng sinh vào thức ăn với liều lượng 05 g/kg thức ăn, cho lươn ăn trong thời gian 5 - 7 ngày. Có nhiều loại kháng sinh có thể sử dụng, tuy nhiên để tăng hiệu quả chữa trị cần điều trị thử nghiệm ở quy mô nhỏ trước, khi thấy hiệu quả thì điều trị cho cả đàn và các bể lân cận.

Lươn bị lở loét. Ảnh: FB Hội những người nuôi lươn.

Bệnh giun sán, đĩa ký sinh, đốm đen…

Cách xử lý: Tắm cho lươn bằng dung dịch nước muối 200-300g muối pha với 10 lít nước tắm cho lươn 15-20 phút hoặc dùng KMnO4, Fomandehit tắm cho lươn. Trộn thuốc trị: Flophenicol + Vitamin C + vào thức ăn dùng liên tục trong vòng 5-7 ngày. Hàng tháng tẩy giun sán cho lươn bằng các loại thuốc dùng trong thủy sản. Loại bỏ những con bị bệnh và thường xuyên vệ sinh bể nuôi sạch sẽ.

Bệnh nấm thủy mi

Trong quá trình nuôi lươn khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp kéo dài, thức ăn thừa, nước dơ lươn dễ bị nhiễm nấm thủy mi. Triệu chứng: các đám sợi tạo thành đốm trắng bám trên mình lươn như cục bông gòn, nếu nặng có thể gây lở loét.

Cách xử lý: Tắm lươn bằng xanh methylen hoặc thuốc tím, liều dùng 01 g/m3 trong 10-15 phút tùy vào sức khỏe của lươn, sau đó cấp thêm nước mới vào bể. Có thể dùng nước muối 200-300g muối pha 10 lít nước, tắm cho lươn 15-20 phút.

Bệnh sốt nóng

Do mật độ nuôi dày, oxy hòa tan thấp, thức ăn thừa làm môi trường ô nhiễm. Triệu chứng: Khi môi trường quá bẩn, lươn mất cân bằng sinh lý, cơ thể tiết nhiều dịch nhầy. Lươn bị xáo động trong bể, cuốn nhau thành từng búi, đầu lươn sưng phồng to, chết hàng loạt.

Cách xử lý: Giữ môi trường nước luôn sạch, giảm mật độ nuôi, san lươn sang bể khác, phân đàn lươn, thay nước, thêm nước sạch vào bể, nâng cao mực nước trong bể, thả bèo, che mát, thả ghép 10-15 con cá chạch bùn để ăn thức ăn thừa. Thường xuyên vớt lươn chết khỏi bể, thay nước mới hoàn toàn.

Do lươn là đối tượng rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường cũng như với các loại thuốc, hóa chất nên khi lươn bị bệnh hiệu quả chữa trị không cao. Để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra, người nuôi nên áp dụng phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong bất kỳ tình huống nào cũng cần bình tĩnh để xem xét và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Nếu gặp vấn đề khó khăn trong phòng, trị bệnh cho lươn nói riêng cũng như các đối tượng nuôi nông nghiệp nói chung, bà con cần nhanh chóng liên hệ với cán bộ khuyến nông hoặc cán bộ thú y xã, huyện để được tư vấn, hỗ trợ.


Trung tâm Khuyến nông Phú Yên
Đăng ngày 16/12/2019
ThS. Đào Mai Quốc Việt
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 13:56 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 13:56 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 13:56 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 13:56 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 13:56 25/04/2024