Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
Nghề nuôi tôm hùm được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp rất lớn vào kinh tế - xã hội. Ảnh: thienphongco.com

Hơn nữa, trong quá trình nuôi, tôm phải chịu nhiều yếu tố gây sốc như việc phân cỡ tôm, vệ sinh lồng nuôi, thay lưới hay thay lồng nuôi. Đồng thời, việc nuôi nhiều lứa tôm trong một hệ thống nuôi dẫn đến hệ quả là các lồng lưới trở thành một “kho” chứa các mầm bệnh. 

Mặt khác, việc mua bán, vận chuyển giống hay di chuyển lồng bè từ vùng này sang vùng khác là những yếu tố chính góp phần làm mầm bệnh lây lan. Vì thế, việc phòng bệnh được coi là hết sức quan trọng trong quá trình nuôi tôm hùm lồng. 

Tuy nhiên, bệnh xuất hiện khi có sự kết hợp của 3 yếu tố: Tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm,…), sức đề kháng của vật chủ bị yếu và điều kiện môi trường xấu. Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên, bệnh sẽ không xuất hiện. Vì vậy, dựa trên cơ sở này để có khuynh hướng phòng ngừa và điều trị bệnh một cách có hiệu quả.

Tôm hùmTôm hùm bông. Ảnh: NTN

Xuất phát từ các nhân tố gây ra bệnh ở tôm hùm nuôi, việc phòng bệnh tổng hợp cũng dựa trên cơ sở này, tức là quản lý môi trường nuôi tốt; kìm hãm, ngăn chặn tác nhân gây bệnh; tăng cường sức khỏe của tôm hùm. Cụ thể như sau:

1. Quản lý môi trường nuôi

- Chọn địa điểm nuôi thích hợp, giúp giảm thiểu rủi ro do các yếu tố thời tiết, ô nhiễm môi trường, bệnh,…

- Quản lý nguồn chất thải:

+ Thức ăn dư thừa.

+ Nguồn nước không bị ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,...

+ Chu kỳ sản xuất trước để lại (khi vùng nuôi không có dòng chảy tầng đáy, sau mỗi vụ nuôi, đáy nơi đặt lồng không được vệ sinh sạch).

+ Do sản phẩm trao đổi chất của tôm.

Tuy nhiên, nguồn thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi là nhiều hơn cả. Do vậy, việc ước lượng thức ăn cho tôm hùm hàng ngày là rất quan trọng, liên quan đến trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm hùm.

2. Tăng cường sức đề kháng cho tôm

2.1. Chọn đàn giống khỏe mạnh

Con giống khỏe mạnh, phải đạt một số tiêu chí sau:

- Giống được khai thác tự nhiên bằng bẫy, mành hay lặn bắt không qua bất cứ việc sử dụng thuốc gây mê nào khác. Tôm khai thác bằng thuốc gây mê thường còn nguyên vẹn các phần phụ nhưng màu sắc của tôm thường chuyển sang màu hồng nhạt, tôm hoạt động chậm chạp, yếu ớt, trông giống như tôm bệnh. Loại tôm này thường chết rải rác đến hàng loạt ở giai đoạn đầu thả nuôi. Vì vậy, khi mua tôm cần chú ý đẻ không mua nhầm loại tôm này.

- Thời gian lưu giữ tôm (từ lúc khai thác ở biển đến thời điểm chọn giống) càng ngắn càng tốt.

- Giống nuôi tốt nhất nên mua tại địa phương nhằm hạn chế thời gian vận chuyển và tránh sự khác biệt về điều kiện môi trường.

Tôm giốngGiống tôm hùm. Ảnh: VietnamNet

- Tôm bơi và búng nhanh nhẹn, vỏ sáng bóng, không bị đóng rong, không có dấu hiệu bệnh lý, đặc biệt là bệnh đỏ thân, bệnh sữa và bệnh đen mang; có đầy đủ râu, chân và các phụ bộ khác (đầy đủ các phần phụ ngực và phần phụ bụng).

- Chọn những con giống có cùng kích cỡ, cùng loài, có kích thước, chiều dài phần giáp đầu ngực khoảng 7 – 9 mm, trọng lượng khoảng 0,3 – 0,4 gam/con trở lên.

2.2. Vận chuyển và thả giống đúng quy trình kỹ thuật

- Phải đảm bảo việc vận chuyển và thả giống tôm hùm để nuôi tôm cho tỷ lệ sống cao, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi.

- Có hai phương pháp vận chuyển tôm hùm giống đang được sử dụng phổ biến hiện nay:

+ Vận chuyển khô.

+ Vận chuyển nước: hở và kín.

- Sau khi giống đã được tuyển chọn, vận chuyển đến địa điểm nuôi nên để khoảng 1 giờ, sau đó đổ nước biển tại vùng nuôi từ từ vào thùng xốp và thay nước trong thùng xốp ra từ từ để tôm con dễ dàng thích nghi với môi trường nước mới. Lấy khoảng 15 – 20 con để cân, đo để xác định kích cỡ tôm thả ban đầu và thả tôm vào lồng ương nuôi đã được chuẩn bị sẵn.

2.3. Cải tiến phương pháp nuôi, chăm sóc và quản lý

- Nuôi tôm ở mật độ hợp lý: Mật độ nuôi tôm hùm tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển tôm nuôi. Tôm hùm là loài giáp xác hung dữ, chúng ăn thịt lẫn nhau, do vậy khi nuôi ở mật độ cao tôm sẽ tranh dành thức ăn hay ăn thịt những tôm nhỏ, tôm yếu do bị bệnh, tạo nguy cơ lây truyền mầm bệnh từ cá thể này sang cá thể khác là rất cao một khi không gian sống không được đảm bảo. Mật độ ương nuôi tôm hùm tùy thuộc vào kích cỡ tôm giống thả ban đầu:

+ Cỡ giống “tôm trắng” thả 30 – 40 con/m2 lồng.

+ Cỡ giống 1,5 – 4,0 gam/con thả 25 – 30 con/m2 lồng.

+ Cỡ giống 4 – 10 gam/con thả 15 – 20 con/m2 lồng.

+ Cỡ giống 10 – 50 gam/con thả 10 – 15 con/m2 lồng.

+ Cỡ giống 50 – 200 gam/con thả 7 – 10 con/m2 lồng.

+ Cỡ giống hơn 200 gam/con trở lên thả 3 – 5 con/m2 lồng.

- Thường xuyên phân cỡ tôm, hạn chế sự phân đàn trong một lồng nuôi: cũng như đa số các loài giáp xác khác, tôm hùm là nhóm giáp xác ăn tạp, thích bắt các loại mồi sống, giáp xác đang lột xác. Do vậy, việc phân cỡ đàn tôm nuôi cũng như hạn chế sự phân đàn trong một lồng nuôi nhằm giảm khả năng ăn lẫn nhau trong quá trình lột xác làm hao hụt tôm nuôi.

- Cho ăn với kích cỡ, số lượng, chất lượng thức ăn đảm bảo phù hợp với đặc điểm sinh lý, điều kiện môi trường, giai đoạn phát triển của tôm nuôi.

- Thường xuyên chăm sóc, quản lý đàn tôm nuôi, vệ sing lồng bè cho nước thông thoáng, tránh để rong rêu bám làm bịt lỗ lưới.

- Thao tác đánh bắt, phân cỡ đàn tôm nên nhẹ nhàng, tránh xây xát cho tôm: trong môi trường nuôi tôm hùm lồng luôn luôn tồn tại các sinh vật gây bệnh cho tôm. Vì vậy, nếu để tôm bị tổn thương, các sinh vật gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể thông qua các vùng tổn thương này.

3. Kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh

- Sát trùng lồng, nền đáy nơi đặt lồng nuôi (nếu có thể) trước khi đặt lồng bè.

- Vệ sinh, cọ rữa lồng bè nuôi, phơi nắng lưới và khung lồng, còn phải dùng nước vôi quét bên trong và ngoài lồng nuôi để sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh. Ngoài ra, có thể dùng những hóa chất khử trùng lồng nuôi khác như Clorua vôi Ca(OCl)2 hoặc các loại thuốc có hoạt chất là Clo,…

- Khử trùng, kiểm tra nguồn gốc và chất lượng đàn giống thả nuôi: giống cần phải được kiểm tra một số dấu hiệu bệnh thường gặp như: bệnh đỏ thân, bệnh sữa,… và phải sát trùng trước khi thả vào lồng bè nuôi. Tùy theo kết quả theo dõi, kiểm tra nguồn gốc, chất lượng đàn giống thu mua mà chọn thuốc sát trùng sao cho phù hợp. Trong nuôi tôm hùm thường dùng formol nồng độ 100 – 200 ppm tắm cho tôm trong 20 – 30 phút.

- Vệ sinh và sát trùng thức ăn: thức ăn phải được bảo quản tốt, còn tươi (tránh sử dụng thức ăn ương thối) và được thu từ những vùng không có dịch bệnh. Thức ăn cho tôm hùm được rửa sạch, tùy vào giai đoạn tôm nuôi mà có thể để nguyên hoặc cắt nhỏ, sau đó để ráo nước rồi nhúng vào dung dịch thuốc tím KMnO4 3 – 5 ppm (mg/lít nước biển), trộn đều và ngâm khoảng 10 – 20 phút để sát trùng rồi cho tôm ăn.

- Sử dụng một số thuốc để tiêu diệt và kìm hãm tác nhân gây bệnh trước mùa phát triển bệnh.

- Định kỳ treo túi vôi quanh lồng nuôi trước và sau thời gian bệnh thường xuất hiện ở tôm.

- Định kỳ dùng thuốc đúng nồng độ và thời gian để tiêu diệt các mầm bệnh phát triển trong cơ thể tôm.

Đăng ngày 15/09/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 02:15 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 02:15 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 02:15 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 02:15 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 02:15 15/11/2024
Some text some message..