Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
Tôm giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ảnh: Tép Bạc

Trước tiên phải chọn cơ sở sản xuất, cung cấp con giống có uy tín. Tôm giống phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch.

Chọn giống 

Khi vận chuyển về tới ao, cần cho túi chứa tôm giống xuống ao ngâm trong vòng từ 20 - 30 phút để cân bằng nhiệt độ.

- Đánh giá bằng cảm quan: Đây là phương pháp đơn giản và khá dễ thực hiện đối với bà con nuôi tôm. 

+ Kích thước: Đối với tôm thẻ chân trắng kích thước thả thường là PL12 - PL15, chiều dài 9 – 11 mm (tôm sú thường là PL15 - PL20, chiều dài 15 – 18 mm), kích thước đồng đều không dị hình, hình dáng cân đối, râu thẳng kéo dài tận đuôi. 

+ Màu sắc: Tôm giống khỏe mạnh có màu sắc tươi sáng, ruột đầy thức ăn (tôm sú thường có màu nâu sáng). 

+ Phản xạ: Nhìn vào bể, tôm hoạt động mạnh, bơi lội nhiều, bám vào thành bể, khi đưa vào chậu có 10 lít nước, xoay tròn dòng nước, tôm di chuyển ra xung quanh và bơi ngược dòng, không tập trung vào giữa chậu khi dòng nước ngừng xoay là tôm có chất lượng tốt. Ngoài ra có thể kiểm tra bằng cách gõ nhẹ vào thành dụng cụ chứa tôm, nếu tôm phản ứng nhanh nhẹn thì đó là nguồn tôm giống khỏe. Ngược lại, tôm lờ đờ, không phản ứng thì đó là nguồn tôm không khỏe.

- Đánh giá bằng phương pháp gây sốc: 

+ Tôm giống sống trong bể có độ mặn khoảng từ 30 - 33‰, gây sốc bằng cách vớt 300 tôm giống thả vào chậu chứa khoảng 5 lít nước chứa độ mặn khoảng 10‰. Sau một giờ nếu tôm sống khoảng 80% thì nên lựa chọn, nếu tỷ lệ sống thấp hơn thì không nên mua. 

+ Nên đưa tôm ở bể giống đã lựa chọn đi phân tích bệnh tại Chi cục Thú y và Thủy sản địa phương. 

Thả giốngKỹ thuật chọn và thả tôm giống là khâu quan trọng trong quá trình nuôi. Ảnh: NT

Mật độ nuôi 

Mật độ nuôi tùy vào loài tôm giống, điều kiện ao đầm và trình độ kỹ thuật của người nuôi nên thả giống với mật độ sau:

- Tôm thẻ chân trắng: Nuôi bán thâm canh 40 - 60 con/m2, nuôi thâm canh 60 - 150 con/m2.

- Tôm sú: Hình thức nuôi quảng canh cải tiến mật độ 7 - 10 con/m2, nuôi bán thâm canh mật độ 12 - 15 con/m2

Thả giống

- Trước khi thả tôm giống cần báo cho cơ sở bán giống về độ mặn của ao nuôi trước 2 - 3 ngày để điều chỉnh độ mặn. Sự chênh lệch độ mặn giữa ao nuôi và độ mặn trong bể giống không quá 5‰. Nên thả tôm giống vào những ngày nắng nhẹ, tránh những ngày mưa hoặc gió mùa, thời gian thả vào 8 - 9 giờ sáng hoặc 4 -5 giờ chiều.

- Cách thức thả:

+ Khi tôm giống vận chuyển về tới ao, cần cho túi chứa tôm giống xuống ao ngâm trong vòng từ 20 - 30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa túi chứa tôm và ao nuôi. Vị trí thả tôm giống cách bờ 2 - 3 m, nên thả nhiều điểm trong cùng một ao nuôi để tạo sự phân tán đồng đều trong ao sẽ thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc. 

+ Khi thả tôm giống, nên đổ từng túi tôm ra chậu, cho dần nước ao vào chậu, nghiêng thành chậu cho tôm tự bơi ra. Những con yếu hoặc những con chết trên đường vận chuyển sẽ đọng lại dưới đáy chậu. 

Lưu ý khi vận chuyển tôm giống

 - Mật độ tôm giống vừa phải, thường 1.000 con/lít nước.

- Nhiệt độ vận chuyển khoảng 20 - 220C, không nên vận chuyển lúc trời nóng vì sẽ làm tôm bị hao hụt và yếu đi.

- Thời gian vận chuyển tốt nhất trong vòng 5 tiếng đồng hồ, nếu vận chuyển đi xa có xe bảo ôn đảm bảo được nhiệt độ thì thời gian vận chuyển tối đa khoảng 18 tiếng đồng hồ. Ngoài chất lượng tôm giống và vận chuyển thuần hóa đúng kỹ thuật, để có tỷ lệ tôm sống cao đòi hỏi ao nuôi phải được cải tạo thật kỹ, sạch và nước ao phải được gây màu đầy đủ.

Đăng ngày 28/10/2024
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 12:43 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 12:43 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 12:43 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:43 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 12:43 22/12/2024
Some text some message..