Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
Ký sinh trùng là nhóm nguyên sinh vật ký sinh trung

Ký sinh trùng, nội ký sinh trùng trong nuôi tôm

Ký sinh trùng là nhóm nguyên sinh vật ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 mảnh vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào cơ thể khi chúng bám trên mang hoặc được tôm ăn vào, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột, tắc nghẽn ruột, đặc biệt là gây tổn thương niêm mạc ruột tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra nhiều bệnh trên tôm trong đó phổ biến nhất là bệnh phân trắng trên tôm.

Ký sinh trùng nội bào (nội ký sinh trùng): Sống ký sinh bên trong cơ thể tôm. Loại ký sinh trùng này có nhiều loài gây hại cho tôm, như Microspora, Haplospora, Gregarine

Ký sinh trùng Gregarine

Gregarine (hay còn gọi là ký sinh trùng hai roi) được phát hiện trong hầu hết trường hợp tôm bệnh phân trắng khi kiểm tra đường ruột tôm dưới kính hiển vi.

Có ít nhất 3 chi của Gregarine ký sinh trên tôm he là: Nematopsis spp., Cephalolobus spp., Paraophioidina spp. Chúng được tìm thấy trong tôm he nuôi hoặc tôm tự nhiên ở hầu hết các châu lục.

Ký sinh trùng GregarineKý sinh trùng Gregarine. Ảnh: ambio.vn

Tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine do đâu?

Tôm nhiễm bệnh do ăn phải các vật chủ trung gian như: Hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ nhiễm gregarine hoặc bào tử của chúng.

Dấu hiệu nhận biết và phòng trị

Dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine là tôm chậm lớn, FCR cao. Rất khó phát hiện tôm nhiễm bệnh bằng mắt thường. Dù vậy khi tôm nhiễm rất nặng thì đường ruột có màu vàng hoặc vàng nâu khi tách ruột khỏi cơ thể. Chỉ phát hiện chính xác khi xem ruột giữa tôm dưới kính hiển vi.

Để phòng trị bệnh này người nuôi có thể dùng kháng sinh, tuy nhiên cách này sẽ tái diễn lại nhiều lần. Không mang tính hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tôm. Vì vậy, người nuôi có thể sử dụng phương pháp dùng tỏi, vừa an toàn, hiệu quả tiết kiệm.

Ký sinh trùng EHP

EHP là chữ viết tắt của cụm từ Enterocytozoon hepatopenaei, đó là một loại ký sinh trùng vi khuẩn nấm gây nhiễm trùng gan tụy trên tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở Thái Lan và dẫn đến làm tôm chậm phát triển và có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mãn.

Tôm bệnhKý sinh trùng EHP. Ảnh: webdungca.com

Cơ chế nhiễm bệnh ký sinh trùng EHP

Tôm bị nhiễm bệnh do ăn phải bào tử ký sinh trùng EHP có trong nước ao nuôi, từ chất hữu cơ lắng tụ, do ăn thịt lẫn nhau hoặc từ thức ăn sống bị nhiễm sẵn EHP (chẳng hạn như giun nhiều tơ – polychaetes; động vật thân mềm – chẳng hạn như mực, Artemia đông lạnh, v.v. những loại thức ăn trên dược dùng nhiều trong các trại sản xuất giống).

EHP lây nhiễm vào các ống gan của tôm khiến các tế bào gan bị bong tróc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiêu hóa của tôm. Nếu tôm không thể tiêu hóa và cải thiện được tình trạng mô bị mất, tôm sẽ giảm cảm giác thèm ăn, ăn chậm và dẫn đến chậm tăng trưởng.

Nhận biết và phòng ngừa nhiễm bệnh EHP

Tôm bị nhiễm EHP có thể nhận biết bằng phương pháp cảm quan do có lớp biểu bì mỏng, cơ trắng do phản ứng với tình trạng stress vì nhiễm bệnh, có các đốm đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau.

Hiện nay, cách để nhận biết tôm nhiễm EHP nhanh nhất đó chính là xét nghiệm bằng phương pháp PCR ở tôm đang nuôi hoặc tôm bố mẹ. Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm nên được thực hiện thường xuyên bằng cả phương pháp cảm quan và xét nghiệm nhanh tại các phòng lab.

Để phòng ngừa bệnh do ký sinh trùng EHP gây ra đó chính là phòng ngừa từ cơ sở nuôi tôm bố mẹ, trại sản xuất giống bằng cách kiểm soát tốt thức ăn được dùng, xử lý diệt khuẩn thường xuyên và xét nghiệm PCR tôm bố mẹ trước khi xuất giống.

Ký sinh trùng Haplosporidian

Loài Haplosporidia là một nhóm ký sinh trùng nguyên sinh bắt buộc nhiễm một số động vật không xương sống nước ngọt và nước mặn.

Một hoặc nhiều loài haplosporidian đã được báo cáo trên tôm penaeidae. Tuy nhiên, chưa có điều tra để xác định vị trí phân loại chính xác trong phân loài Haplosporea.

Tôm thẻTôm nhiễm bệnh sẽ phát triển chậm, giảm năng suất vụ nuôi. Ảnh: caothanhgroup.com

Dấu hiệu nhận biết và phòng trị tôm nhiễm ký sinh trùng Haplosporidian

Các dấu hiệu tổng thể của tôm nhiễm bệnh haplosporidian bao gồm: sự co lại của gan tụy, cơ thể nhợt nhạt, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì đi kèm với tôm chậm tăng trưởng.

Qua bài viết trên, người nuôi dễ dàng nhận thấy khi tôm nhiễm ký sinh trùng sẽ rất khó điều trị, có loài không có khả năng điều trị mà phải hủy bỏ cả ao nuôi. Vì tôm nhiễm ký sinh trùng sẽ cho năng suất thấp, kém chất lượng. Bà con nên chủ động lựa nguồn giống uy tín, chất lượng, có giấy kiểm tra để bắt đầu một vụ nuôi thuận lợi.

Đăng ngày 22/02/2024
Mây @may
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 22:40 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 22:40 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 22:40 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:40 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 22:40 15/11/2024
Some text some message..