Một số lưu ý khi nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong lồng

Cá thát lát cườm là loài có kích cỡ lớn, tăng trưởng nhanh, thịt có chất lượng cao, được chọn nuôi nhiều nhất so với các loài trong họ nhà cá thát lát.

Cá thát lát cườm
Cá thát lát cườm nuôi thương phẩm tại Bình Định. Ảnh: NTN

Tại Bình Định, trong những năm gần đây nghề nuôi cá thát lát cườm trong lồng bè được chú trọng phát triển tại các hồ chứa lớn của tỉnh như Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh), Hội Sơn, Mỹ Thuận (huyện Phù Cát). Để nâng cao hiệu quả nuôi thương phẩm loài cá này, các hộ nuôi cần chú ý đến một số yếu tố sau:

Chọn địa điểm đặt lồng nuôi

Chọn địa điểm thích hợp để đặt bè nuôi sẽ góp phần hạn chế những bất lợi cho cá trong quá trình nuôi, cá phát triển tốt, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn.

- Địa điểm đặt lồng bè phải có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp.

- Chọn nơi thông thoáng, không nên nuôi tại các điểm cuối của eo nghách. Thời điểm mực nước hồ xuống thấp, điểm đặt lồng có độ sâu ít nhất 2 m, lưu tốc dòng nước không quá 0,3 – 0,5 m/s.

- Mỗi bè không quá nhiều lồng, tốt nhất mỗi bè nuôi khoảng 10 – 15 lồng. Các bè nuôi cách nhau 10 – 15 m. 

- Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: 

+ Nhiệt độ thích hợp từ 26 – 280C; 

+ pH 6,5 – 7,5;

+ Oxy hoà tan > 3 mg/lít. 

Chọn giống

Người nuôi nên mua giống ở những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng con giống. Đồng thời tránh mua giống ở những nơi có nguồn gốc không rõ ràng, dễ lây lan dịch bệnh cũng như gây hao hụt lớn.

- Nên chọn cá được sản xuất giống nhân tạo để nuôi thương phẩm, sẽ đảm bảo chất lượng và mức độ đồng đều hơn cá tự nhiên.

- Kích cỡ cá giống đồng đều, dài 6 – 10 cm, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị dị tật, không bị xây xát.

Cá giốngCá giống thát lát cườm. Ảnh: NTN

Thức ăn và cách cho ăn 

- Sau khi thả 12 giờ, cho cá ăn với lượng thức ăn chiếm 4% trọng lượng lượng thân/ngày. Sau khi thả cá 5 ngày, cho cá ăn theo nhu cầu 3 – 10% trọng lượng thân/ngày. 

- Thức ăn thích hợp nhất cho ở tháng đầu là cá tạp được xay nhuyễn trộn men tiêu hóa, vitamin, khoáng và bột gòn (làm chất kết dính) với tỷ lệ 5 – 10 gam/kg thức ăn. 

- Sau khi nuôi được 1 tháng, ta có thể tập cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp (độ đạm ≥ 40%) bằng cách: lúc đầu trộn xay 5 – 7% thức ăn công nghiệp vào khẩu phần của cá, sau đó tăng dần cho đến khi cá nuôi khoảng 3 tháng  trọng lượng cá đạt khoảng 60 g/con thì có thể ăn bằng thức ăn công nghiệp hoàn toàn.

- Thức ăn cá tạp hoặc thức ăn phối trộn với thức ăn viên được vo lại thành nắm nhỏ để cho cá ăn trong sàng ăn (mỗi lồng khoảng 2 cái). Kiểm tra nhu cầu ăn bằng cách: sau khi cho ăn 1 giờ, nếu trong sàng ăn còn thức ăn thì giảm lượng thức ăn, nếu sau 30 phút đã hết thức ăn thì nên tăng thêm lượng thức ăn.

- Sau 3 tháng cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp nên cho ăn trong khung cho ăn đặt nổi giữa lồng khoảng 2 m2, xung quanh thả kín bèo lục bình để cá không nhảy ra ngoài. Rải thức ăn từ từ ít một, khi cá ăn hết thì rải tiếp cho đến khi cá ngừng ăn.

- Cho cá ăn ngày 2 lần: buổi sáng cho ăn 40% lượng thức ăn, chiều tối cho ăn 60% lượng thức ăn trong ngày.

Kiểm tra chất lượng cáĐịnh kỳ kiểm tra sinh trưởng phát triển của cá. Ảnh: NTN

- Định kỳ 7 ngày/lần bổ sung vitamin C và men tiêu hóa vào trong thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho cá với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Quản lý lồng nuôi

- Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi, tình hình sử dụng thức ăn và các hiện tượng bất thường khác xảy ra.

- Mỗi tuần vệ sinh lồng một lần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch các cạnh bên lồng lưới. Việc vệ sinh lồng tiến hành trước các bữa ăn của cá.

Mô hình nuôiThường xuyên kiểm tra, theo dõi lồng nuôi. Ảnh: NTN

- Trong quá trình vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các vết rách, rạn nứt để kịp thời khắc phục nhằm hạn chế thất thoát cá.

- Loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng vào khu bè nuôi.

- Vào mùa mưa lũ phải kiểm tra các dây neo bè; di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão, lũ.

Đăng ngày 25/02/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:25 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:25 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:25 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:25 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:25 26/04/2024