Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
Lươn là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng,... Ảnh: allianceforthebay.org

Do nhu cầu nuôi lươn thương phẩm tăng cao nên sản xuất lươn giống bằng phương pháp sinh sản nhân tạo cũng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, người nuôi lươn cũng gặp những khó khăn như thiếu con giống chất lượng tốt, thời tiết bất thường và nhiều loại bệnh xảy ra thường xuyên gây trở ngại trong quá trình nuôi lươn. Người nuôi lươn tận dụng  nguồn thức ăn tươi sống hoặc thức ăn công nghiệp, sử dụng các vật liệu sẵn có để làm giá thể cùng với phương thức quản lý đơn giản nên lươn nuôi dễ mắc bệnh làm ảnh hưởng đến  tỷ lệ sống và năng suất  nuôi.

Một số mầm bệnh đã được nghiên cứu cho thấy các chủng vi khuẩn phân lập từ lươn đồng có biểu hiện của bệnh xuất huyết là do vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Aeromonas veronii có khả năng gây bệnh, làm tổn thương mô và gây chết lươn. Tỷ lệ tử vong từ 40 đến 80% và lươn chết sau 2-3 ngày nhiễm  bệnh.  Ngoài ra, một số bệnh thường gặp ở lươn nuôi như bệnh viêm ruột, bệnh đỏ da, bệnh lở loét, bệnh thối đuôi, bệnh do giun sán nội ký sinh, đĩa ký sinh, đốm đen, bệnh  nấm  thuỷ mi đã được một số tác giả mô tả và ghi nhận.

Nghiên cứu mới đây tại trường Đại học Cần Thơ cho thấy một số mầm bệnh ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của lươn đồng cả giai đoạn giống và thương phẩm.

Mẫu lươn giống và lươn nuôi thương phẩm được thu ngẫu nhiên từ các bể nuôi của 6 trại nuôi lươn tại tỉnh Vĩnh Long sau đó kiểm tra mức độ nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn.

Lươn bệnh
Biểu hiện bên ngoài của lươn

- (A) lươn khỏe

- (B) lươn đỏ hậu môn (mũi tên)

Kết quả ghi nhận được 6 giống trùng thuộc ngành giun sán ký sinh trong ruột lươn gồm Camalanus, Carassotrema, Caryophyllaeus, Clonorchis, ProteocephalusPallisentis không tìm thấy ký sinh trùng trên lươn giống. Với lươn nuôi thương phẩm, giống giun tròn Camalanus có tỷ lệ nhiễm cao nhất (38,9%), giống sán dây Caryophyllaeus có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (23,3%).

Các giống ký sinh trùng được ghi nhận bao gồm: giun đầu gai Pallisentis, giun tròn Camalanus, sán lá song chủ Carassotrema Clonorchis, sán dây ProteocephalusCaryophyllaeus. Các mẫu lươn nuôi thương phẩm thường bị nhiễm giun sán ở giai đoạn trưởng thành, hầu như không phát hiện thấy ấu trùng metacercaria ký sinh.

Ký sinh trùng
Giun đầu gai Pallisentis (A), sán lá song chủ Carassotrema (B) và Clonorchis (C) trên lươn nuôi thương phẩm

Ký sinh trùng
Giun tròn Camalanus (A), sán dây Proteocephalus (B) và Caryophyllaeus (C) trên lươn nuôi thương phẩm

    Dấu hiệu lươn bệnh
Biểu hiện bên ngoài của lươn bệnh

- (A) lươn nuôi thương phẩm bị xuất huyết kèm mảng trắng

- (B) lươn giống bị trương bụng, xuất huyết

- (C) lươn nuôi thương phẩm bị phù đầu

- (D) lươn giống bị xuất huyết toàn thân

Hầu hết các mẫu lươn nhiễm giun sán cường độ nhiễm cao thường có dấu hiệu bệnh lý là bụng trương to, chứa nhiều hơi trong xoang bụng, cơ thể gầy yếu, thường có biểu hiện của bệnh xuất huyết kèm theo. Điều này có thể là ảnh hưởng của các giống ký sinh trùng nội ký sinh làm tổn thương niêm mạc ruột, từ đó gây rối loạn chức năng tiêu hóa, làm lươn suy yếu sức khoẻ.

Kết quả phân tích cho thấy vi khuẩn phân lập được phổ biến trên các mẫu thận của lươn bị bệnh. Các dấu hiệu bệnh đặc trưng bao gồm bụng trương; hậu môn đỏ, sưng to; da có những mảng trắng, xuất huyết, lỡ loét  và gan, thận, tỳ tạng đỏ bầm, mềm nhũn. Kết quả định danh bằng kit API 20E đã xác định loài vi khuẩn A. hydrophilanhạy rất cao với các kháng sinh cefotaxime và florfenicol. Do đó có thể sử dụng 2 loại kháng sinh này để trị khi lươn bị nhiễm bệnh.

Kết quả từ nghiên cứu góp phần cơ sở khoa học cho việc quản lý sức khỏe và phòng trị bệnh lươn hiệu quả hơn, góp phần phát triển bền vững mô hình ương nuôi lươn hiện nay.

Theo Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ

Đăng ngày 22/09/2023
Minh Minh @minh-minh

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Tôm bị đen mang: Nguyên nhân và hướng xử lí

Bệnh đen mang là tên gọi chung cho hiện tượng mang của tôm nuôi chuyển từ màu trắng trong bình thường sang màu đen hoặc nâu đen do các tác nhân sinh hóa khác nhau. Tuy không còn xa lạ gì với bà con nuôi tôm nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh đen mang sẽ gây ra các loại bệnh nặng khác như: Bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng,…

Tôm đen mang
• 10:35 20/06/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 13:43 04/07/2024

Xu hướng xuất khẩu ngành tôm châu Á 2024

Tại sự kiện Health and Nutrition Asia 2024 diễn ra ở Thái Lan, các chuyên gia đã nêu lên những thách thức lớn mà ngành tôm châu Á đang phải đối mặt, bao gồm dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador.

Tôm thẻ
• 13:43 04/07/2024

Nuôi tôm không kháng sinh

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của nước ta. Tôm không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình mà còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Tôm không kháng sinh
• 13:43 04/07/2024

Khắc phục tình trạng tôm lột dính vỏ

Tôm cần lột vỏ định kỳ để có thể lùi về size nhỏ, tăng giá trị khi xuất bán. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi tôm cần được nuôi trong môi trường có đầy đủ các khoáng chất cần thiết, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng tôm lột bị dính vỏ.

Tôm lột vỏ
• 13:43 04/07/2024

Các yếu tố tác động đến quá trình trao đổi chất của tôm

Trong nuôi tôm, quá trình trao đổi chất của tôm là một yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe và sự phát triển của chúng. Hiểu rõ các yếu tố tác động đến quá trình này sẽ giúp người nuôi tôm tối ưu hóa điều kiện sống cho tôm, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vỏ tôm
• 13:43 04/07/2024
Some text some message..