Nuôi đơn trong ao
Các ao nuôi nằm gần bờ biển, khi thủy triều lên nước biển cùng với thức ăn tự nhiên cho hải sâm sẽ chảy vào ao. Khi thủy triều xuống, nước trong ảo khoảng 80 – 100cm. Nước biển được trao đổi bằng cách đóng mở cửa cống.
Diện tích ao nuôi của loại hình này thường từ 1 – 4ha, có thể là ao cũ trước đây dùng để nuôi tôm hoặc ao đất mới có đáy cát hoặc bùn cát. Đảm bảo nguồn nước trong ao không bị ô nhiễm, cần có sục khí để cung cấp ôxy, độ mặn 2,7 – 3,2 %, nhiệt độ từ 0 - 30ºC và mật độ thả 30 – 100 con/m2 (tùy thuộc kích cỡ con giống).
Mô hình nuôi hải sâm- nuôi đơn trong ao. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn
Thời điểm tháng 3 – 5, con giống cỡ 6 cm (10g) sẽ được thả và đến tháng 10 – 11 sẽ có trọng lượng đạt khoảng 150g. Đây là một mô hình nuôi cho hiệu quả cao với chi phí đầu tư thấp, nhưng mô hình chỉ giới hạn trong một khu vực hạn chế dọc theo bờ biển.
Nuôi ghép trong ao
Hiện hải sâm có thể được nuôi ghép với tôm và một số loài cá. Chúng sẽ ăn phân, thức ăn dư thừa, tảo và các chất hữu cơ khác ở đáy ao làm giảm ô nhiễm môi trường và sự tác nghẽn của nước, các thiết bị khác.
Được biết, Trung Quốc đã áp dụng mô hình nuôi này và cho ra sản lượng hải sâm đáng kể bằng cách nuôi hải sâm trắng (mật độ 3 con/m2) kết hợp nuôi tôm. Do hải sâm trắng là loài ăn chất hữu cơ nên khi thức ăn nuôi tôm thừa (thức ăn công nghiệp cho tôm chứ 30 – 40% đạm), phân tôm sẽ là nguồn cung cấp thức ăn cho hải sâm, tránh được nguy cơ ô nhiễm đáy ao và vùng nuôi.
Sau 7 tháng, hải sâm trắng đã tăng trọng lượng từ 67 – 284g/con, sau 8 tháng đạt kích cỡ thương phẩm và có thể thu hoạch. Bên cạnh đó, tôm nuôi trong ao cũng sinh trưởng tốt hơn và không có tình trạng nhiễm bệnh dịch. Việc nuôi kết hợp vừa có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi vừa tăng hiệu quả kinh tế từ việc thu hải sâm trắng thương phẩm.
Nuôi trong lồng cá biển
Qua hai dự án được tiến hành tại vùng nuôi trên Địa Trung Hải của các nhà nghiên cứu từ Đại học Stirling (Anh). Dẫn đến kết luận, hải sâm sinh trưởng và phát triển tốt nhờ tận dụng nguồn chất thải của cá biển nuôi, giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và cung cấp một sản phẩm với giá trị cao.
Mô hình nuôi hải sâm - nuôi trong lồng cá biển. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn
Điều này cho thấy giữa cá và hải sâm có mối liên hệ tốt và mặt dinh dưỡng trong môi trường nuôi thương phẩm bằng lồng, khẳng định tính khả thi của phương thức IMTA (một hình thức nuôi ghép thủy sản). Mô hình nuôi tiềm năng này sẽ mở ra những cơ hội tốt để phát triển về mặt kinh tế lẫn môi trường.
Nuôi trong bể đặt trên biển
Tại Ấn Độ, người nuôi đã sử dụng bể để nuôi hải sâm trên biển. Bể được đặt cố định ở đáy biển với độ sâu 1,5m, được cố định bằng các cọc gỗ phi lao. Bể chứa 1/4 cát lấy từ môi trường phân bố tự nhiên của hải sâm. Cát dã được lọc sạch địch hại và mầm bệnh. Hải sâm trắng được cho ăn bằng rong khô xay nhỏ trộn với cát.
Nuôi trong rào chắn
Các rào được thiết kế ở vùng nước nông, sạch trong vùng vịnh. Chất liệu rào chắn có thể bằng tre hoặc bằng cây thốt nốt, kích thước rào chắn có thể là 25 m2, mắt lưới có kích thước 2a = 4mm. Lưới chắn nên được chôn xuống biển để tránh việc hải sâm chui xuống cát, có thể gây nên thất thoát.