Một số vấn đề về thức ăn nuôi tôm

Tiếp theo bài trên Tép Bạc “Các câu hỏi thường gặp vấn đề về quy trình nuôi tôm”, bài này, chuyên gia đổi mới sáng tạo kỹ thuật nuôi tôm của Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ một số vấn đề về thức ăn nuôi tôm.

Thức ăn tôm
Thức ăn tôm thẻ chân trắng

Hiểu như thế nào về việc sử dụng thức ăn trong nuôi tôm?

Nước là môi trường sống của tôm. Thức ăn sẽ tan rã trong nước và thời gian ăn của tôm lâu cho nên:

1) Thức ăn phải bền;

2) Huấn luyện tôm ăn đúng giờ, đúng nơi.

Thức ăn tôm (đạm cao) bị tan rã sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi nên cho tôm ăn khẩu phần hợp lý (có điều chỉnh theo điều kiện môi trường). Lượng thức ăn và chất lượng thức ăn của tôm thay đổi tùy thuộc vào mô hình nuôi (nuôi quảng canh: Tận dụng thức ăn tự nhiên; nuôi thâm canh hoặc siêu thâm canh: thức ăn cung cấp phải thỏa mãn nhu cầu của tôm).

Trong thức ăn tôm, khoáng là gì? Bao gồm những loại nào? Các loại này có sẵn trong nước không?

Khoáng hay còn gọi là tro, là phần còn lại sau khi vật chất bị đốt cháy, có màu trắng hoặc xám. Khoáng bao gồm khoáng đa lượng (lượng nhiều) và khoáng vi lượng (lượng ít). Khoáng đa lượng bao gồm: Canxi, Phốt pho, Ma giê, Natri, Clo và Kali. Trong nước biển có sẵn Canxi, Natri, Clo và Ma giê, trong nước ngọt thì thiếu. Tôm có khả năng hấp thu khoáng từ môi trường nước.

Tác dụng của khoáng đa lượng trong sinh trưởng và phát triển của tôm?

Thường Natri và Clo thì không thiếu nên ít có nghiên cứu. Trong môi trường nước biển ít thiếu Ma giê, còn nước ngọt cần bổ sung đầy đủ Ma giê trong thức ăn. Canxi tham gia vào nhiều quá trình sinh lý, sinh hóa trong cơ thể: Tham gia vào quá trình tạo lớp giáp xác của tôm, quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh, duy trì áp suất thẩm thấu.

Phốt pho là thành phần của hợp chất cung cấp năng lượng của tế bào (ATP), lipid màng tế bào, một số coenzyme, ADN… Trong thức ăn, quan trọng nhất là tỷ lệ Phốt pho và Canxi, do lượng Phốt pho quá nhiều hay quá ít sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu Canxi.

Dấu hiệu tôm thiếu khoáng?

Tôm thiếu khoáng thướng gặp ở trường hợp nuôi trong độ muối thấp, độ cứng thấp, kiềm thấp; mật độ nuôi quá cao; thức ăn không đủ; thành phần ion trong nước không cần bằng. Biểu hiện của tôm thiếu khoáng là: Chu kỳ lột kéo dài, tôm chậm lớn, mềm vỏ, dễ bị cong thân, tỉ lệ ăn nhau cao.

Nhu cầu về đạm trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng ở các giai đoạn khác nhau?

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu về đạm của tôm thẻ chân trắng dao động từ 20-45% tùy thuộc vào kích cỡ, điều kiện môi trường nước, đặc điểm của loại thức ăn như là chất lượng protein, năng lượng, độ ngon miệng… Nghiên cứu trên bể cho thấy tôm giai đoạn nhỏ có trọng lượng 0,65 g (khoảng 1.000-1.500 con/kg) thì tăng trưởng không khác biệt khi cho ăn thức ăn có 25, 30, 35, 40, 45 và 50% đạm thô trong thời gian 36 ngày ương.

Ở tôm có trọng lượng 4,8 g (200 con/kg) thì tăng trưởng nhanh hơn ở đạm 35% và khi tôm ở giai đoạn 10,5 g (100 con/kg) thì hàm lượng đạm thô trong thức ăn khoảng 32%. Thực tế ở ao nuôi tôm được cho ăn có hàm lượng đạm cao hơn (không vượt quá 45%).

Nuôi tôm siêu thâm canh, xin hỏi như thế nào là protein tươi, protein khô?

Protein tươi là protein ghi trên bao bì. Protein khô là protein được tính toán dựa theo protein tươi và ẩm độ có trong thức ăn. Ví dụ: Trên bao bì thức ăn tôm max 11% ẩm, min 35% protein; 35% là protein tươi, protein khô = 35 x 100/(100 – 11) = 39,3%. Như vậy, có thể xem thức ăn này có hàm lượng protein khô xấp xỉ 40%.

Trên thị trường có nhiều sản phẩm β-glucan, thì loại nào tốt cho tôm?

β-glucan là một polysaccharide được cấu thành từ các monosaccharide. Vị trí liên kết của các monosaccharide trong chuỗi đã hình thành nên những hợp chất với tên gọi khác nhau như là: Agar (β-1,3-1,4-glucan), alginate (β-1,4 glucan), carrageenan (β-1,3-1,4-glucan), fucoidan (β-1,3- glucan), laminarin (β-1,3-1,6-glucan)…β-glucan có thể ly trích từ nhiều nuồn khác nhau như rong biển, ngũ cốc, nấm, vi tảo. Hoạt tính sinh học phụ thuộc vào nguồn chiết xuất, do đó người nuôi nên chọn những nhà cung cấp có uy tín, chất lượng.

Trường hợp cho tôm thẻ chân trắng ăn đông trùng hạ thảo có được không?

Đông trùng hạ thảo đã được nghiên cứu trong việc cải thiện tăng trưởng, miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là có để cho tôm ăn không? Giá thành? Thay vào đó, có nhiều loại khác cũng chứa những hợp chất có hoạt tính sinh học cao có thể sử dụng trên tôm với chi phí rẻ hơn nhiều như rong biển, nấm men, thảo dược.

Đăng ngày 19/08/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 11:12 21/11/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 00:14 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 00:14 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 00:14 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 00:14 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 00:14 04/12/2024
Some text some message..