Mùa biển động

Đúng hẹn, trời chạm đông, mùa giông gió theo về. Tàn canh, chị khoác hờ chiếc áo tơi, se sẽ khép cánh cửa, bươn bả bước ra đường. Trong gian nhà luôn bao dung đón gió, đứa bé gái co mình giữa đống chăn màn, ngủ ngon lành. Nó không thể hình dung mỗi khi ngày trở dậy, bóng mẹ nó hết ảo diệu trong sương lại nhập nhòa trong mưa mùa miền duyên hải.

biển Trường Sa
Sáng trên biển Trường Sa - Ảnh: T.BÍCH

Nhịp sống của mẹ con chị nhảy điệu slow chầm chậm thường nhật. Sáng chị ra bến cá, ngóng đợi những con thuyền bé tẹo mang về lũ cá mụn nheo nhóc, thất thểu như đám trẻ mồ côi mẹ. Nhiều lắm những người phụ nữ như chị, họ chia nhau đặc ân của mẹ biển thành năm, bảy mẻ, ngồi dọc khắp các ngã ba đường ven biển. Họ hóng mắt ra xa, lắng tai “bắt” tiếng xe máy dần nổi lên trên nền không khí đặc sánh vị hanh nồng không lẫn vào đâu được. Thường những vị khách đến - đi một lần, nhưng không ai nỡ “chém”, vì thế mà việc bán mua không phải kỳ kèo bớt một thêm hai. Chị và những người mưu sinh ở làng biển này vẫn thường nhắc nhau sống xởi lởi với đời và người, để chút phúc lành bé mọn ấy giúp chồng con họ vững vàng trên từng con sóng.

Vẫn có những ngày sum vầy ngắn ngủi khi anh trở về. Lớp da săn chắc như phình lên vì nhiều ngày ngâm mình trong mưa lạnh buốt. Chị lại vá lưới thâu đêm dưới bóng đèn ấm nóng.…

Tôi không biết xứ sở này có bao nhiêu gia đình ký thác vào may rủi như vợ chồng chị. Biển bao dung hào phóng song cũng ẩn chứa hiểm họa khôn lường và chớp mắt có thể lấy đi hạnh phúc của con người. Những người phụ nữ mỏng manh như chiếc lá khô trôi dạt theo gió, vậy mà luôn nuôi giấu một niềm tin bất hủ. Niềm tin vào sự bình yên. Hàng ngày, chộn rộn với việc cá tôm nhưng họ vẫn chong mắt về hướng đông ngóng tấm lưng trần mệt nhoài trong nắng mưa bất kỳ trở về bến cũ. Họ thủy chung với chồng như cách họ một lòng với biển.

Chợ vãn. Chiều tan. Tôi trở về điểm hẹn giữa triền cát trắng lấp lánh, tay trì nặng túi cá của chị. Chốc nữa đoàn công tác chúng tôi sẽ cắm trại ngay trên biển, mặc trời mưa lâm thâm và gió biển tê cóng có thể khiến bất kỳ ai khuỵu xuống. Giữa thời gian hữu hạn, chúng tôi sẽ ngồi đâu đó giữa vô hạn đất trời. Đại dương bao giờ có điểm dừng, sóng có bao giờ thôi vỗ, tan. Bỗng chốc, tôi và đồng đội sẽ tan theo mây sóng như hạt cát xa bờ khát khao được thả mình chìm nổi tự do trong lòng biển mẹ. Khói trắng phả từng sợi mỏng tang, bếp tự chế đượm than hồng nướng cá. Thứ chúng tôi thưởng thức đây không đơn thuần chỉ là hải sản từ mẹ biển. Chúng tôi vừa ngậm, vừa nghe từng giọt mồ hôi thấm trên chiếc áo bạc, thấy đôi tay rướm máu vì chiếc lưới căng, thấy cả tấm lưng ong, mái tóc suông dài và nghe đâu đây giữa bạt ngàn tiếng sóng có tiếng ai ru con giữa đêm trường rả rích: “Lấy chồng nghề ruộng em theo, lấy chồng nghề biển, hồn treo cột buồm”…

Báo Phú Yên, 27/09/2015
Đăng ngày 27/09/2015
Phạm Hải Dương
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 19:04 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 19:04 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 19:04 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 19:04 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 19:04 26/11/2024
Some text some message..