Mua cá tạm trữ 
như ngồi trên lửa

Sau vụ cá biển chết ở miền Trung, một số địa phương đã động viên các chủ doanh nghiệp mua cá cho ngư dân và hứa có chính sách hỗ trợ.

kho trử cá
Kho đông lạnh của cơ sở thu mua hải sản Toàn Tứ ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh tồn đọng hơn 120 tấn cá. Nhiều chủ cơ sở thu mua khác cũng gặp khó khăn tương tự - Ảnh: VĂN ĐỊNH

Tuy nhiên, đến nay nhiều chủ doanh nghiệp lâm cảnh khốn khó khi cá bán không được và cũng chẳng được hỗ trợ gì.

Tại Hà Tĩnh, các chủ cơ sở mua hải sản tạm trữ đã kéo nhau ra Văn phòng Chính phủ kiến nghị.

Bỏ ra tiền tỉ, được hỗ trợ 15kg gạo/tháng

Ông Trần Văn Toàn là chủ thu mua hải sản lớn ở xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Ông nói rất xót ruột nhìn hai kho đông lạnh tồn đọng hơn 120 tấn cá, mực mà không tiêu thụ được.

“Lãnh đạo tỉnh đến động viên và hứa thì chúng tôi mới yên tâm vay mượn tiền thu mua cá cho bà con ngư dân. Đến nay có ai được hỗ trợ gì đâu” - ông Toàn nói. Tuy nhiên ông cho biết có nhận được hỗ trợ 15kg gạo/tháng của Nhà nước.

Ông Toàn bấm ngón tay tính toán, đã vay mượn khoảng 2 tỉ đồng để mua tạm trữ hải sản cho ngư dân. Hằng tháng ông phải chi trả tiền điện, tiền lãi suất ngân hàng, tiền nhân công hơn 100 triệu đồng.

Từ ngày xảy ra sự cố môi trường biển đến nay chỉ có cán bộ ngân hàng về đánh giá sản lượng cá, mực tồn đọng ở các kho đông lạnh của xã và được giảm 1 tháng lãi suất vay 
ngân hàng.

Ông Nguyễn Hồng Phượng - chủ cơ sở thu mua hải sản Hải Phượng ở xã Thạch Kim - cũng trong tình trạng như vậy, vay ngân hàng 2 tỉ đồng và mua tạm trữ theo lời động viên.

Hiện kho đông lạnh của ông Phượng còn tồn đọng hơn 50 tấn cá, 38 tấn mực, ước tính khoảng 9 tỉ đồng. Ông cũng như ngồi trên đống lửa khi hằng tháng chỉ được hỗ trợ 15kg gạo.

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh: chưa hứa được

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh, tính đến nay các doanh nghiệp, cơ sở thu mua hải sản trên địa bàn Hà Tĩnh đã mua được hơn 1.400 tấn thủy hải sản cho bà con ngư dân.

Ông Lê Đức Nhâm - phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh - cho biết theo quyết định hướng dẫn của Bộ NN&PTNT thì các chủ kho đông lạnh chỉ được hỗ trợ thuế và tiền điện. Còn việc hỗ trợ tiền thu mua cá cho ngư dân thì không có.

Tối 22-8, chủ một số cơ sở thu mua hải sản có buổi đối thoại với ông Đặng Quốc Khánh - chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - vì sao chủ tịch hứa sẽ hỗ trợ cho dân mà không thực hiện.

“Đối thoại đến 9g đêm mới kết thúc nhưng ông Khánh không giải quyết được một số thắc mắc mà chúng tôi đưa ra. Ông Khánh chỉ hứa để họp bàn rồi sẽ nghiên cứu giải quyết việc này, giờ chưa hứa được” - ông Phượng kể lại.

Ông Đặng Quốc Khánh cũng thừa nhận buổi đối thoại chỉ dừng lại ở chỗ tổng hợp kiến nghị và đã báo cáo cho Bộ NN&PTNT.

Sau buổi đối thoại với ông Khánh, có khoảng 30 người là chủ các cơ sở thu mua hải sản trên địa bàn Hà Tĩnh kéo ra Văn phòng Chính phủ kiến nghị vì ảnh hưởng của sự cố môi trường biển mà hàng hóa không bán được, thua lỗ, sao lại không được đền bù, hỗ trợ gì...

Sớm kiểm tra chất lượng hàng trăm tấn cá tồn kho

Trả lời báo chí ngày 25-8, cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cho biết các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đang tích cực lấy mẫu hải sản để kiểm nghiệm, kết quả này sẽ được đưa ra hội đồng khoa học trước khi trả lời câu hỏi “ăn cá được hay chưa?”.

Theo ông Phong, đây là vấn đề lớn, khó nên không vội vàng trả lời “được hay chưa” mà sẽ được đánh giá kỹ lưỡng. Trong đó, Cục An toàn thực phẩm cũng có kế hoạch sớm kiểm tra chất lượng hàng trăm tấn cá thuộc diện mua tạm trữ, hiện đang còn tồn kho tại khu vực miền Trung. Nếu cá đạt chất lượng sẽ cho bán ra thị trường, nếu không sẽ phối hợp để tiêu hủy.

Theo ông Phong, việc lấy mẫu cá sẽ được thực hiện tại tất cả các chợ, cảng, tàu cá. Tuy nhiên khi được hỏi “kết quả xét nghiệm cá phải vài ngày mới có, trong khi cá đã lên chợ sẽ được bán hết trong một vài ngày” thì ông Phong chưa trả lời câu hỏi này.

Trả lời về việc có quá nhiều kết quả khác nhau liên quan đến chất lượng cá đánh bắt ở bốn tỉnh kể trên, gây khó khăn cho cả ngư dân và người tiêu dùng, ông Phong cho rằng nhiều kết quả là việc bình thường, vì mỗi lô cá lại cho kết quả khác nhau.

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, từ ngày 25 đến 31-8, việc lấy mẫu cá xét nghiệm sẽ được tiến hành rất rộng với số lượng lớn, tuy nhiên chỉ đánh giá về tồn dư kim loại nặng. Trong khi theo kết quả khảo sát mới nhất (lấy mẫu cá trong tháng 8) thì tồn dư các chất độc hại như cyanua và phenol mới đang là vấn đề 
nghiêm trọng.

                                                                                                                                                                     L.ANH

Tuổi Trẻ, 26/08/2016
Đăng ngày 27/08/2016
Văn Định
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 21:04 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 21:04 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 21:04 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 21:04 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 21:04 22/11/2024
Some text some message..