Mưa lũ gây nhiều thiệt hại tại Điện Biên, Hải Dương, Bắc Giang

Sau khi gây thiệt hại nặng cho huyện Tuần Giáo, từ đêm 1 đến ngày 2/8, mưa lũ tiếp tục gây ngập úng, cuốn trôi nhiều công trình dân sinh và ao cá, hoa màu của thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.

vượt lũ
Người dân Tuần Giáo vượt lũ về nhà, do cầu đã bị cuốn trôi mất. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Trong đêm 1/8, nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đã phải thức trắng đêm để di chuyển đồ đạc do nước từ các con suối, nước mưa gây ngập úng, có nơi lên đến 1m. 

Điển hình là khu vực tổ dân phố 24- 26 phường Mường Thanh, do nước từ suối Hồng Lứu dâng lên giữa đêm, hàng chục gia đình đã phải nhờ đến lực lượng chức năng và chính quyền địa phương để di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Trên các tuyến phố trong lòng thành phố Điện Biên Phủ, nước dâng cao gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ. Đặc biệt là 2 tuyến đường trục chính của thành phố là đường Võ Nguyên Giáp và đường Trường Chinh, nước dâng cao tới 0,5m, khiến các loại phương tiện giao thông qua khu vực này bị ngập và chết máy. 

Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phải lập các hàng rào cảnh báo, không cho các loại phương tiện đi qua khu vực này. Nhiều hộ dân dọc theo tuyến đường này đã bị nước tràn vào nhà, gây hư hỏng nhiều tài sản.

Tại địa bàn huyện Điện Biên, mưa lớn khiến cho các con sông, suối dâng lũ lên cao, cuốn trôi cầu bê tông bản Ló trên trục đường huyết mạch liên xã Thanh Luông và Thanh Hưng. 2 cây cầu bê tông khác trên khu vực này cũng đã bị hư hỏng nặng, có thể bị cuốn trôi bất cứ lúc nào. 

Tại địa bàn xã Na Ư, đã có nhiều cột điện hạ thế bị đổ. Tuyến đường 279 từ cửa khẩu Tây Trang đến hết địa phận huyện Tuần Giáo đã có nhiều điểm bị sạt lở. Đặc biệt là tại km 112 từ thành phố Điện Biên Phủ đi cửa khẩu Tây Trang đã bị sạt lở nghiêm trọng và đang ách tắc giao thông. 

Tuy chưa có thống kê cụ thể của chính quyền thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, nhưng phóng viên đã chứng kiến nhiều diện tích lúa, hoa màu, ao cá trên địa bàn xã Thanh Luông, Thanh Hưng và một số xã khác trong khu vực lòng chảo Điện Biên bị ngập sâu trong nước.

Ông Đặng Minh Duyên, Bí thư- Chủ tịch HĐND xã Thanh Luông cho biết: Từ đêm 1/8 đến nay, các hộ dân hai bên bờ suối Nậm Be đã ngập tràn trong nước lũ, nhiều diện tích lúa, hoa màu và ao cá bị cuốn trôi. Chính quyền xã đã huy động lực lượng dân quân và nhân dân ứng cứu được 1 cây cầu Đoàn Kết khỏi bị cuốn trôi. 

Nếu tình hình mưa lũ tiếp tục diễn ra như hiện nay, có lẽ sẽ có 2 cây cầu trên địa bàn sẽ không thể trụ thêm được nữa. Do diện tích lúa, hoa màu và ao cá đang còn chìm trong nước, nên chưa thể thống kê được thiệt hại.

Hiện tại, mưa lớn vẫn đang diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, trên các tuyến phố tại địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, nước đã rút hết. Văn phòng thường trực Ủy ban phòng chống bão thiên tai- tìm kiếm cứu nạn của tỉnh vẫn chưa nhận được báo cáo thống kê thiệt hại của các địa phương trong tỉnh (ngoài huyện Tuần Giáo). Do vậy tỉnh Điện Biên vẫn chưa thể thống kê được thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn trong mấy ngày qua.

Trận mưa lớn trong khoảng 2 tiếng từ 9 giờ đến 11 giờ ngày 2/8 đã khiến một số tuyến đường ở thành phố Hải Dương ngập nặng.

Tại các tuyến đường như Nguyễn Lương Bằng, Chương Mỹ, Ngô Quyền, Nguyễn Thị Duệ, Quan Thánh, Nguyễn Quý Tân, Hoàng Diệu …. đang rơi vào tình trạng ngập lụt do các cống hai bên đường bị tắc, không thể thực hiện nhiệm vụ tiêu thoát nước. Nhiều đoạn ngập sâu từ 5 đến 10 cm khiến việc lưu thông khá khó khăn. 

đường ngập nước mưa
Nhiều tuyến đường tại thành phố Hải Dương đã bị ngập. Ảnh: Mạnh Tú-TTXVN.

Những người dân sinh sống ở các tuyến phố trên cho biết, đã từ lâu, ở nơi này hễ có mưa lớn là cả đoạn đường sẽ như một cái ao lớn. Không những chỉ những tuyến đường chính mà các tuyến đường nhỏ dẫn vào các khu dân cư ở thành phố Hải Dương cũng phải chịu tình trạng tương tự. 

Tại nhiều khu dân cư nước tràn vào mấp mé nhà dân làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. Các hồ điều hòa và kênh thực hiện nhiệm vụ tiêu, thoát nước như hồ Bạch Đằng, sông Sặt, kênh T2 nước đã lên cao chỉ còn cách mặt kè khoảng trên 15cm. 

Hiện Công ty Quản lý công trình đô thị Hải Dương đã cử công nhân ứng trực, khơi thông dòng chảy, hệ thống cống thoát nước, cắm biển báo tại các điểm ngập sâu...

Hiện tại tỉnh Bắc Giang mưa vừa, mưa to vẫn đang diễn ra; nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét đang là mối lo ngại của người dân địa phương. Những ngày mưa lớn vừa qua đã gây nhiều thiệt hại cho người dân trong tỉnh.

Do mưa lớn mấy ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số sự cố về đê điều: Sự cố lún tụt kè Chùa Sòi K40+470-K41+060 đê hữu Thương, thành phố Bắc Giang đang tiếp tục lún sụt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang đã có báo cáo gửi UBND tỉnh đề nghị cho xử lý khẩn cấp để đảm bảo an toàn đê khu vực…

Mưa lũ những ngày qua đã gây nhiều thiệt hại cho người dân địa phương. Tại xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế có 45 ngôi nhà bị ngập trong nước, trạm y tế xã bị ngập nước, 2 ngôi nhà bị đổ công trình phụ, một số nhà dân bị lũ cuốn trôi đồ đạc, tài sản; hơn 10 ha lúa, hoa mầu và thủy sản bị mất trắng. 

Tại xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế lũ đã cuốn trôi toàn bộ cống, xói trôi 25,5 m3 đất trên đoạn đường thôn Gia Bình đi xã Đông Sơn. Đến cuối buổi sáng 2/8 huyện Yên Thế đã di dời 67 hộ dân ở các xã Đồng Tiến, Tân Sỏi, Đông Sơn đến nơi an toàn.

Tính đến cuối buổi sáng ngày 2/8, trên địa bàn tỉnh có 648 ha lúa, hoa mầu bị ngập úng, trong đó huyện Yên Dũng có 422 ha lúa mới cấy bị ngập úng, huyện Tân Yên có 129 ha lúa bị ngập úng, huyện Lạng Giang có 50 ha lúa bị ngập, huyện Lục Nam có 7 ha lúa bị ngập trắng và 40 ha lúa ngập râu trê. 

Tại thành phố Bắc Giang, do mưa lớn nên trong buổi sáng 1/8 nhiều tuyến phố bị ngập úng nặng như ngã năm đoạn đầu cầu Mỹ Độ, khu khuôn viên 19-8 đường Hùng Vương giao với đường Trần Quốc Toản, đường Hoàng Văn Thụ…; đáng chú ý đường Ngô Văn Cảnh và đường Nguyễn Cao đều ngập nước, trải dài hết cả tuyến phố.

Tỉnh Bắc Giang đã huy động hết công suất 160 tổ máy của các trạm bơm để bơm tiêu chống úng ngập; đang xem xét hỗ trợ lúa giống cho các huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng. 

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị các huyện, thành phố trong tỉnh tiếp tục tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ, công trình phòng chống lụt bão, tổng hợp khẩn trương diễn biến đê, kè, cống, hồ đập, úng ngập và thiệt hại khác do mưa lũ gây ra. 

Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi, thành phố Bắc Giang chủ động bơm tiêu chống ngập úng kịp thời. Các huyện miền núi Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Lục Nam triển khai phương án di dời các hộ dân ở các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

Phóng viên TTXVN tại các địa phương
Đăng ngày 02/08/2015
Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Sản xuất xà phòng từ chất nhầy ốc sên

Một con ốc sên sẽ tạo ra khoảng 2g chất nhờn. Để sản xuất 15 thanh xà phòng trọng lượng 100g, anh Desrocher ở thị trấn Wahagnies, miền Bắc nước Pháp cần khoảng 40 con ốc sên. Ảnh: Reuters

Xà phòng từ ốc sên
• 10:17 09/02/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Các tỉnh ven biển chủ động phòng tránh thiên tai sạt lở

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu.

Ven biển
• 10:51 15/04/2025

Có nên áp dụng cơ chế thưởng cho người báo tin xả rác giống như xuyệt điện thủy sản?

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, việc xử lý các hành vi vi phạm môi trường như xả rác bừa bãi đang trở thành một thách thức lớn. Một trong những giải pháp được nhiều địa phương triển khai để khuyến khích người dân tham gia giám sát, tố giác vi phạm là cơ chế khen thưởng cho người báo tin, đặc biệt là những hành vi xả rác. Liệu cơ chế này có thể áp dụng hiệu quả như mô hình "treo thưởng" chống xuyệt điện thủy sản tại Cà Mau?

• 10:16 08/04/2025

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong các trang trại nuôi tôm hiện đại là một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với hệ sinh thái xung quanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ngành nuôi tôm đang đối mặt với các vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, suy giảm chất lượng đất và khí thải, việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và các biện pháp bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Nước thải
• 09:00 07/04/2025

Phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng

Nuôi tôm nước lợ đang sử dụng và thải ra lượng rác nhựa rất lớn, trở thành vấn đề cấp bách phải giải quyết để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Nhằm hỗ trợ việc giải quyết, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) vừa nghiên cứu phân tích dòng rác thải nhựa trong nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng, đưa ra khuyến nghị “Giảm thiểu-Tái sử dụng-Tái chế” (3R).

Rác thải nhựa
• 09:00 05/04/2025

Quản lý tài nguyên nước thông minh phát triển thủy sản

Mới đây, lãnh đạo Bộ NN&MT làm việc với Viện Khoa học Tài nguyên Nước về khoa học công nghệ và lĩnh vực liên quan đến phát triển thủy sản trên sông, hồ chứa đã đề cập vấn đề quản lý tài nguyên nước thông minh. Đây là vấn đề thời sự đang được nỗ lực thực hiện ở một số địa phương.

Lồng bè
• 11:20 30/04/2025

Cá nóc ăn snack sò: Cư dân mạng rén nhẹ vì răng “thỏ” mà cắn vỡ cả vỏ!

Một đoạn video ghi lại cảnh một chú cá nóc cảnh thưởng thức món snack sò đã bất ngờ thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Không chỉ vì sự đáng yêu của chú cá, mà chính là khả năng "nghiền nát" vỏ sò cứng cáp bằng đôi răng thỏ tưởng chừng vô hại của mình – điều khiến người xem vừa bất ngờ vừa… có phần "rén".

Cá nóc
• 11:20 30/04/2025

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 11:20 30/04/2025

Cá rô phi Việt Nam bức phá tại thị trường Mỹ

Trong ba tháng đầu năm 2025, cá rô phi Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo thông tin từ các nguồn xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ đã đạt gần 14 triệu USD, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 131% so với cùng kỳ năm 2024.

Cá rô phi
• 11:20 30/04/2025

Giá thủy sản đồng loạt tăng mạnh trước Đại lễ 30/4 - 1/5

Đại lễ 30/4 - 1/5 là dịp đặc biệt, không chỉ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn là thời điểm tôn vinh sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu non sông liền một dải. Cùng với không khí lễ hội, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng mạnh, đẩy giá các mặt hàng này lên cao trong những ngày gần lễ.

Hải sản
• 11:20 30/04/2025
Some text some message..