Mùa tôm hùm giống thất bát

Hiện nay, mùa khai thác tôm hùm giống đã bước vào chính vụ. Tuy nhiên, năm nay, người đi khai thác kém vui bởi số lượng ít, giá bán thấp.

Mùa tôm hùm giống thất bát
Năm nay, tôm hùm giống xuất hiện ít, giá bán thấp khiến người khai thác tôm con kém vui.

Ông Nguyễn Ngọc Hưng có hơn 10 năm gắn bó với nghề khai thác tôm hùm giống ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa). Vừa trở về sau chuyến biển đêm, ông Hưng cho biết: “Tôm hùm giống thường xuất hiện vào mùa biển động, từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau. Nếu như những năm trước, người làm nghề khai thác tôm hùm giống trúng đậm, thu nhập hơn 1 triệu đồng/ngày nhờ đánh bắt được nhiều, giá bán cao thì năm nay nghề này trở nên ảm đạm bởi số lượng ít, giá bán thấp. Suốt đêm tôi nhấc 800 bẫy tôm hùm mà chỉ kiếm được có 2 con, ít hơn nhiều so với thời điểm này năm trước”.

Ngư dân Nguyễn Tấn Lương chuyên đi bẫy tôm hùm giống ở phường Ninh Hải cho biết: “Có đêm tôi bắt được 1 - 2 con, có đêm không bắt được con nào. Hiện nay, nhiều người chẳng buồn ra biển kiểm tra bẫy nhử tôm”. Theo ông Lương, lý do năm nay tôm hùm giống xuất hiện ít có thể do khai thác nhiều nên cạn kiệt.

Tại xã Ninh Vân, người khai thác tôm hùm giống cũng bắt đầu vào vụ cách đây chừng 2 tháng. Không như các địa phương khác khai thác tôm hùm bằng bẫy san hô hay lặn bắt tôm, người dân xã Ninh Vân khai thác tôm hùm con bằng cách chong đèn thu hút tôm vào lưới mành để bắt. Ông Nguyễn Mười - người khai thác tôm hùm giống tại xã Ninh Vân cho hay: “Nếu như năm trước, có đêm chong đèn, tôi bắt được 20 - 30 con, thì năm nay đêm nhiều nhất chỉ được 4 - 5 con. Giá bán tôm chưa đến 200.000 đồng/con, giảm hơn 30% so với năm trước. Do vậy, chưa có nhiều người ra biển khai thác tôm hùm giống dù đã vào vụ được 2 tháng, cả xã hiện nay chỉ có chừng 10 ghe thuyền đi khai thác”.

Lý giải về giá tôm hùm giống thấp, bà Nguyễn Thị Lộ chuyên thu mua tôm hùm giống tại các địa phương ven biển thị xã Ninh Hòa cho hay: “Năm nay, tuy số lượng tôm hùm giống khai thác được ít nhưng giá lại không cao. Nguyên nhân chủ yếu do cơn bão số 12. Để khôi phục nghề nuôi tôm hùm ở các địa phương trong tỉnh sau bão cần có thời gian dài. Hiện nay, số lượng bè tôm khôi phục xong, tiến hành thả giống chưa nhiều. Do thiệt hại lớn, nhiều hộ gặp khó khăn về vốn để tái đầu tư nên sức mua tôm giống còn thấp.

Nếu như thời điểm này những năm trước, các làng chài ven biển thị xã Ninh Hòa rộn rã chuyện trúng đậm tôm hùm giống thì năm nay không khí trở nên im ắng. Nhiều gia đình bị thiệt hại sau cơn bão số 12 trông chờ vào vụ tôm hùm giống này để có thêm tiền mua sắm Tết nhưng đang gặp khó khăn.

Nghề nuôi tôm hùm lồng trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu tại các vịnh: Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và đầm Nha Phu, với khoảng 40.000 lồng nuôi, lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, nguồn tôm giống hoàn toàn phụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên. Khả năng tôm hùm giống khai thác ở các vùng biển Khánh Hòa chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của người dân trong tỉnh, số còn lại nhập từ các địa phương khác và từ nước ngoài. “Sau cơn bão số 12, nhiều vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng, người nuôi tôm hùm đang nỗ lực khôi phục lại lồng bè nhưng rất khó khăn. Cần ít nhất 3 năm, nghề nuôi tôm hùm, nuôi thủy sản lồng bè trên địa bàn tỉnh mới có thể khôi phục”, ông Võ Khắc Én - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh nhận định.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 30/01/2018
Bích La
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 04:48 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 04:48 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 04:48 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 04:48 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 04:48 29/03/2024